Trắc Nghiệm Đúng Sai Sử Thi GHKI

Trắc Nghiệm Đúng Sai Sử Thi GHKI

12th Grade

6 Qs

quiz-placeholder

Similar activities

DIỄN BIẾN HÒA BÌNH BẠO LOẠN LẬT ĐỖ

DIỄN BIẾN HÒA BÌNH BẠO LOẠN LẬT ĐỖ

KG - Professional Development

8 Qs

Lịch Sử 12

Lịch Sử 12

12th Grade

10 Qs

diễn biến hòa bình bạo loạn lật đỗ

diễn biến hòa bình bạo loạn lật đỗ

KG - Professional Development

11 Qs

Bài 1 - LS 12 - Liên hợp quốc

Bài 1 - LS 12 - Liên hợp quốc

1st - 12th Grade

10 Qs

ÔN TẬP ĐÚNG SAI GIỮA HK II K12 2024-2025

ÔN TẬP ĐÚNG SAI GIỮA HK II K12 2024-2025

10th Grade - University

8 Qs

LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1945 - 2000)

LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1945 - 2000)

12th Grade

10 Qs

Quan hệ quốc tế sau CTTG II

Quan hệ quốc tế sau CTTG II

12th Grade

10 Qs

Bài 3 Tổ 4 lớp 12/10

Bài 3 Tổ 4 lớp 12/10

12th Grade

10 Qs

Trắc Nghiệm Đúng Sai Sử Thi GHKI

Trắc Nghiệm Đúng Sai Sử Thi GHKI

Assessment

Quiz

History

12th Grade

Medium

Created by

ItzzMin. Detw

Used 3+ times

FREE Resource

6 questions

Show all answers

1.

FILL IN THE BLANK QUESTION

1 min • 1 pt

(1,0đ): Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc gồm:

1. Bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên;

2. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia;

3. Cấm đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế;

4. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước;

5. Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế;

6. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình”.

                                                              (Theo Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945)

a) Các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được quy định đầy đủ tại Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.

b) Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ các nước được tất cả các thành viên thực hiện nghiêm chỉnh.

c) Quan điểm về bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia được đề cập đến trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là quan điểm lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử thế giới.

d) Để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, Việt Nam đã vận dụng các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.

2.

FILL IN THE BLANK QUESTION

1 min • 1 pt

(1,0đ): Đọc đoạn tư liệu sau đây:

"Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe doạ hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác, điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng biện pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lí và pháp luật quốc tế.

(Trích: Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc, ngày 24-10-1945)

a) Đoạn tư liệu thể hiện mục tiêu của Liên hợp quốc là chỉ duy trì hoà bình và an ninh cho một số quốc gia.

b) Một trong những mục tiêu của Liên hợp quốc là giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế bằng pháp luật của các quốc gia.

c) Trong số các mục tiêu của Liên hợp quốc, duy trì hoà bình và an ninh quốc tế là mục tiêu được đặt lên hàng đầu, quan trọng nhất.

d) Ngày nay, Liên hợp quốc vẫn tiếp tục thực hiện mục tiêu giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện pháp hoà bình.

3.

FILL IN THE BLANK QUESTION

1 min • 1 pt

(1,0đ). Đọc đoạn tư liệu dưới đây:

“Những quyết định của Hội nghị cap cao I-an-ta tháng 2-1945 đã trở thành những khuôn khổ cùa trật tự thế giới mới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 -1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta ” (hai cực chỉ Mỹ và Liên Xô phân chia nhau phạm vi thế lực trên cơ sở thoả thuận của Hội nghị I-an-ta)”.

(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.224)

a) Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã xác lập cục diện đa cực, hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế.

b) Tác động quan trọng nhất của Hội nghị I-an-ta đến quan hệ quốc tế xuất phát từ sự phân chia phạm vi thế lực của Mỹ và Liên Xô.

c) Hội nghị I-an-ta diễn ra sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

d) Đoạn tư liệu đánh giá tác động của Hội nghị I-an-ta đến khuôn khổ một trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

4.

FILL IN THE BLANK QUESTION

1 min • 1 pt

(1,0đ)"Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị – quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô – Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học – kĩ thuật".

(Vũ Dương Ninh, Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, trang 401)

a) Hợp tác về kinh tế - chính trị làm suy yếu tiềm lực phát triển của từng nước.

b) Tình trạng đối đầu về chính trị - quân sự của Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh lạnh khiến cho hai nước chịu nhiều tổn thất.

c) Thực lực kinh tế và khoa học – kĩ thuật có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia.

d) Đoạn tư liệu thể hiện xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

5.

FILL IN THE BLANK QUESTION

1 min • 1 pt

(1,0đ): Đọc đoạn tư liệu sau:

“Trên lá cờ biểu trưng cho sự thống nhất của ASEAN có bốn màu: xanh, đỏ, trắng và vàng. Màu xanh biểu trưng cho hòa bình và ổn định; màu đỏ thể hiện sự năng động và lòng can đảm; máu trắng thể hiện sự thuần khiết, màu vàng biểu tượng cho sự thịnh vượng. Vòng tròn màu đỏ viền trắng thể hiện sự thống nhất của Cộng đồng ASEAN. Hình ảnh bó lúa tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á, gắn bó với nhau trong tình hữu nghị và đoàn kết."

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 24)

a) Lá cờ biểu trưng cho sự thống nhất của ASEAN có 4 màu xanh, đỏ, trắng, vàng.

b) Lá cờ là biểu tượng cho một tổ chức khu vực thống nhất, hữu nghị và đoàn kết.

c) Các quốc gia thành viên ASEAN đều có quốc kỳ thể hiện biểu trưng của tổ chức.

d) Khi thành lập Cộng đồng ASEAN, tất cả các nước trong khu vực đều là thành viên.

6.

FILL IN THE BLANK QUESTION

1 min • 1 pt

(1đ) Đọc tư liệu sau đây:

Tuyên bố ASEAN nêu rõ mục đích thành lập của ASEAN:

- Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực, thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác, nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng.

- Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lí và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.

- Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học - kĩ thuật và hành chính,

    (Theo Tuyên bố ASEAN, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), NXB Chính trị quốc gia, 1998, trang 15, 16)

a) ASEAN thành lập nhằm mục đích phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Đông Nam Á.

b) Tổ chức ASEAN ra đời trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

c) ASEAN hiện nay đã phát triển trở thành tổ chức hợp tác khu vực lớn nhất hành tinh.

d) Quan hệ giữa các quốc gia thành viên trong ASEAN là bình đẳng và hợp tác tích cực.