GK2 - GDKTPL 12 năm 24-25 | Trắc nghiệm Đúng/Sai:

GK2 - GDKTPL 12 năm 24-25 | Trắc nghiệm Đúng/Sai:

12th Grade

8 Qs

quiz-placeholder

Similar activities

Bài 2

Bài 2

12th Grade

5 Qs

BÀI KT NLKT LAN 2

BÀI KT NLKT LAN 2

12th Grade

10 Qs

AI LÀ TỈ PHÚ

AI LÀ TỈ PHÚ

9th - 12th Grade

7 Qs

Ngân hàng và tín dụng

Ngân hàng và tín dụng

12th Grade

10 Qs

Quiz về Quản lý Kho và Sản phẩm

Quiz về Quản lý Kho và Sản phẩm

12th Grade

8 Qs

Tài chính tiền tệ chương 2

Tài chính tiền tệ chương 2

12th Grade

10 Qs

AN SINH XA HOI

AN SINH XA HOI

12th Grade

4 Qs

GK2 - GDKTPL 12 năm 24-25 | Trắc nghiệm Đúng/Sai:

GK2 - GDKTPL 12 năm 24-25 | Trắc nghiệm Đúng/Sai:

Assessment

Quiz

Financial Education

12th Grade

Hard

Created by

James Lloyd

Used 1+ times

FREE Resource

8 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE SELECT QUESTION

3 mins • 1 pt

Cho thông tin sau, thí sinh chỉ CHỌN NHỮNG ĐÁP ÁN ĐÚNG:

Anh D và chị H đều là các thanh niên dân tộc thiểu số, sau khi tốt nghiệp THPT, anh D được chính quyền huyện X cử đi học Đại học theo chế độ cử tuyển, chị H vì gia đình gặp khó khăn nên lựa chọn hình thức vừa học vừa làm. Khi nhận bằng cử nhân, anh D và chị H trở về quê hương để lập nghiệp. Được nhận vào làm việc tại phòng văn hóa thông tin huyện, anh D đã tích cực thực hiện đề án bảo tồn và phát triển một số lễ hội truyền thống kết hợp với phát triển kinh tế du lịch. Chị H được chính quyền địa phương hỗ trợ để thực hiện dự án bảo tồn trang phục đặc trưng của dân tộc mình. Những dự án của anh D và chị H đã góp phần giải quyết nhiều việc làm cho thanh niên trong thôn, thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan và trải nghiệm. Từ kết quả của việc thực hiện đề án của anh D và chị H, Hội đồng nhân dân huyện đã thông qua nghị quyết về việc hỗ trợ kinh phí để triển khai trong toàn huyện.

Lựa chọn hình thức vừa học vừa làm, chị H đã thực hiện quyền quyền học tập ở hình thức học thường xuyên, học suốt đời.
Anh D và chị H chưa được thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Việc kết hợp bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch của anh D và chị H là thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa.
Huyện X thông qua nghị quyết hỗ trợ kinh phí cho anh D và chị H thực hiện các đề án là biện pháp phù hợp góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

2.

MULTIPLE SELECT QUESTION

3 mins • 1 pt

Cho thông tin sau, thí sinh chỉ CHỌN NHỮNG ĐÁP ÁN ĐÚNG:

Ông M là giám đốc, chị T, anh S là nhân viên cùng làm tại công ty X. Biết anh S là lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao nhưng chưa được lãnh đạo công ty thực hiện các chế độ ưu đãi theo quy định nên chị T tư vấn cho anh S gặp ông M yêu cầu phải tăng lương cho mình. Bức xúc vì ông M không tăng lương mà còn lớn tiếng xúc phạm mình, anh S tự ý nghỉ việc để gây sức ép với ông M nên bị ông M sa thải. Sau khi tìm được công việc mới tại công ty do anh H làm giám đốc, trong thời gian thử việc vì không được anh H cung cấp thiết bị bảo hộ đạt chuẩn, anh S bị tai nạn phải nhập viện điều trị. Biết không thể tiếp tục thuê anh S, anh H đã ký quyết định cho anh S hưởng trợ cấp tai nạn lao động và thông báo cho anh S về việc chấm công việc và đề nghị anh đi tìm công việc mới.

Ông M chưa thực hiện đúng quyền của công dân trong kinh doanh.
Ông M không thực hiện các chế độ ưu đãi cho lao động có trình độ cao là vi phạm quyền của công dân trong đảm bảo an sinh xã hội.
Anh S chưa được thực hiện quyền của công dân về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe vì không được cung cấp thiết bị bảo hộ đạt chuẩn.
Anh H ký quyết định cho anh S hưởng trợ cấp tai nạn lao động là phù hợp với quyền của công dân trong đảm bảo an sinh xã hội.

3.

MULTIPLE SELECT QUESTION

3 mins • 1 pt

Cho thông tin sau, thí sinh chỉ CHỌN NHỮNG ĐÁP ÁN ĐÚNG:

Vợ chồng anh H và chị M sống cùng mẹ chồng là bà V trên mảnh đất do hai vợ chồng anh chị tiết kiệm để xây dựng. Trong thời gian này, anh H thành lập doanh nghiệp tư nhân do anh làm giám đốc cung cấp các sản phẩm nội thất. Chị M nghỉ làm công nhân để chăm sóc con và giúp chồng quản lý công ty. Một thời gian sau do khủng hoảng kinh tế, công ty thua lỗ kéo dài, số tiền anh H nợ các đối tác lên tới 5 tỉ đồng. Để có tiền trả nợ, anh A đã phân chia tài sản chung với vợ và tuyên bố phá sản công ty. Chị M dùng toàn bộ số tài sản được chia từ tài sản chung này để kinh doanh mỹ phẩm. Biết được điều này, bà V đã gây sức ép yêu cầu anh H ly hôn vợ nhưng bị anh H phản đối.

Anh H có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trên mảnh đất do đây là tài sản chung của hai vợ chồng anh chị.
Bà V gây sức ép yêu cầu anh H phải ly hôn với vợ là vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
Anh H và chị M đều phải có nghĩa vụ trả nợ số tiền 5 tỷ đồng thu lỗ cho đối tác.
Hành vi chia tài sản sau đó tuyên bố phá sản công ty là hành vi vi phạm nghĩa vụ của công dân về kinh doanh.

4.

MULTIPLE SELECT QUESTION

3 mins • 1 pt

Cho thông tin sau, thí sinh chỉ CHỌN NHỮNG ĐÁP ÁN ĐÚNG:

Hai nước M và N là láng giềng có quan hệ thân thiết từ hàng trăm năm vừa chung đường biên giới trên bộ và trên biển. Tuy nhiên, những năm gần đây, nước M muốn tạo ảnh hưởng của mình trong khu vực, đã xây liên minh quân sự lôi kéo một số nước vào liên minh với mình. Nước M từng bước lôi kéo nước N vào liên minh và đi theo đường lối phát triển của nước mình, nhưng bị nước N từ chối. Quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng và có nguy cơ leo thang xung đột. Để gây sức ép với nước N, nước M đã ra thông báo nghiêm cấm toàn bộ các hoạt động hàng hải và hàng không trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của mình khiến nước N rất bức xúc. Yêu cầu nước M dỡ bỏ các lệnh kia không được, nước N đã trả đũa dưới hình thức ngăn cản các hoạt động đặt dây cáp ngầm và ống dẫn ngầm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước mình.

Nước N từ chối không tham gia vào liên minh quân sự do nước M yêu cầu là phù hợp với nguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết trong quan hệ quốc tế.
Nước M có quyền cấm toàn bộ hoạt động hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế đối với nước N.
Việc nước N ngăn cản nước M tiến hành các hoạt động đặt dây cáp ngầm và ống dẫn ngầm trong vùng thềm lục địa của mình là phù hợp với pháp luật quốc tế.
Nước M và nước N đều có quyền khởi kiện lên tổ chức WTO để bảo vệ quyền lợi của mình.

5.

MULTIPLE SELECT QUESTION

3 mins • 1 pt

Cho thông tin sau, thí sinh chỉ CHỌN NHỮNG ĐÁP ÁN ĐÚNG:

Anh D và chị H đều là các thanh niên dân tộc thiểu số, sau khi tốt nghiệp THPT, anh D được chính quyền huyện X cử đi học Đại học theo chế độ cử tuyển, chị H vì gia đình gặp khó khăn nên lựa chọn hình thức vừa học vừa làm. Khi nhận bằng cử nhân, anh D và chị H trở về quê hương để lập nghiệp. Được nhận vào làm việc tại phòng văn hóa thông tin huyện, anh D đã tích cực thực hiện đề án bảo tồn và phát triển một số lễ hội truyền thống kết hợp với phát triển kinh tế du lịch. Chị H được chính quyền địa phương hỗ trợ để thực hiện dự án bảo tồn trang phục đặc trưng của dân tộc mình. Những dự án của anh D và chị H đã góp phần giải quyết nhiều việc làm cho thanh niên trong thôn, thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan và trải nghiệm. Từ kết quả của việc thực hiện đề án của anh D và chị H, Hội đồng nhân dân huyện đã thông qua nghị quyết về việc hỗ trợ kinh phí để triển khai trong toàn huyện.

Anh D đi học Đại học theo chế độ cử tuyển đối với con em đồng bào dân tộc đã thể hiện quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.
Anh D và chị H được thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Anh D và chị H đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa.
Huyện X thông qua nghị quyết hỗ trợ kinh phí cho anh D và chị H thực hiện các đề án là biện pháp phù hợp góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

6.

MULTIPLE SELECT QUESTION

3 mins • 1 pt

Cho thông tin sau, thí sinh chỉ CHỌN NHỮNG ĐÁP ÁN ĐÚNG:

Ông M là giám đốc, chị T, anh S là nhân viên cùng làm tại công ty X. Biết anh S là lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao nhưng chưa được lãnh đạo công ty thực hiện các chế độ ưu đãi theo quy định nên chị T tư vấn cho anh S gặp ông M yêu cầu phải tăng lương cho mình. Bức xúc vì ông M không tăng lương mà còn lớn tiếng xúc phạm mình, anh S tự ý nghỉ việc để gây sức ép với ông M nên bị ông M sa thải. Sau khi tìm được công việc mới tại công ty do anh H làm giám đốc, trong thời gian thử việc vì không được anh H cung cấp thiết bị bảo hộ đạt chuẩn, anh S bị tai nạn phải nhập viện điều trị. Biết không thể tiếp tục thuê anh S, anh H đã ký quyết định cho anh S hưởng trợ cấp tai nạn lao động và thông báo cho anh S về việc chấm công việc và đề nghị anh đi tìm công việc mới.

Ông M và anh H đều vi phạm nghĩa vụ của công dân khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Ông M không thực hiện đúng chế độ ưu đãi cho anh S là người có trình độ chuyên môn cao là chưa thực hiện đúng trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức khi kinh doanh.
Việc anh H chưa cung cấp thiết bị bảo hộ đạt chuẩn cho anh S là chưa thực hiện đúng quyền được bảo vệ sức khỏe của công dân.
Anh S được hưởng trợ cấp tai nạn lao động là đảm bảo quyền của công dân trong đảm bảo an sinh xã hội.

7.

MULTIPLE SELECT QUESTION

3 mins • 1 pt

Cho thông tin sau, thí sinh chỉ CHỌN NHỮNG ĐÁP ÁN ĐÚNG:

Vợ chồng anh H và chị M sống cùng mẹ chồng là bà V trên mảnh đất do hai vợ chồng anh chị tiết kiệm để xây dựng. Trong thời gian này, anh H thành lập doanh nghiệp tư nhân do anh làm giám đốc cung cấp các sản phẩm nội thất. Chị M nghỉ làm công nhân để chăm sóc con và giúp chồng quản lý công ty. Một thời gian sau do khủng hoảng kinh tế, công ty thua lỗ kéo dài, số tiền anh H nợ các đối tác lên tới 5 tỉ đồng. Để có tiền trả nợ, anh A đã phân chia tài sản chung với vợ và tuyên bố phá sản công ty. Chị M dùng toàn bộ số tài sản được chia từ tài sản chung này để kinh doanh mỹ phẩm. Biết được điều này, bà V đã gây sức ép yêu cầu anh H ly hôn vợ nhưng bị anh H phản đối.

Chị M có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trên mảnh đất do đây là tài sản chung của hai vợ chồng anh chị.
Chị M dùng tài sản được chia từ tài sản chung để kinh doanh mà không giúp đỡ chồng khi gặp khó khăn là vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
Anh H và chị M đều phải có nghĩa vụ trả nợ số tiền 5 tỷ đồng thu lỗ cho đối tác.
Hành vi chia tài sản sau đó tuyên bố phá sản công ty là hành vi vi phạm nghĩa vụ của công dân về kinh doanh.

8.

MULTIPLE SELECT QUESTION

3 mins • 1 pt

Cho thông tin sau, thí sinh chỉ CHỌN NHỮNG ĐÁP ÁN ĐÚNG:

Hai nước M và N là láng giềng có quan hệ thân thiết từ hàng trăm năm vừa chung đường biên giới trên bộ và trên biển. Tuy nhiên, những năm gần đây, nước M muốn tạo ảnh hưởng của mình trong khu vực, đã xây liên minh quân sự lôi kéo một số nước vào liên minh với mình. Nước M từng bước lôi kéo nước N vào liên minh và đi theo đường lối phát triển của nước mình, nhưng bị nước N từ chối. Quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng và có nguy cơ leo thang xung đột. Để gây sức ép với nước N, nước M đã ra thông báo nghiêm cấm toàn bộ các hoạt động hàng hải và hàng không trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của mình khiến nước N rất bức xúc. Yêu cầu nước M dỡ bỏ các lệnh kia không được, nước N đã trả đũa dưới hình thức ngăn cản các hoạt động đặt dây cáp ngầm và ống dẫn ngầm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước mình.

Việc lôi kéo nước N đi theo đường lối phát triển của nước M là vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trong quan hệ quốc tế.
Nước M có quyền cấm toàn bộ các hoạt động hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế đối với nước N.
Việc nước N ngăn cản nước M tiến hành các hoạt động đặt dây cáp ngầm và ống dẫn ngầm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình là phù hợp với pháp luật quốc tế.
Để giải quyết mâu thuẫn giữa nước M và nước N, hai nước này cần đưa vấn đề lên tổ chức WTO để ra phán quyết cuối cùng.