Lịch sử đúng sai

Lịch sử đúng sai

University

10 Qs

quiz-placeholder

Similar activities

Bài 9

Bài 9

1st Grade - University

12 Qs

Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc

Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc

6th Grade - University

10 Qs

Ôn tập Lịch Sử 12

Ôn tập Lịch Sử 12

University

10 Qs

Quizziz Online

Quizziz Online

University

15 Qs

QUIZIZZ CUỐI TUẦN

QUIZIZZ CUỐI TUẦN

University

12 Qs

Sự xâm lược và cai trị của CNTD ở ĐNA

Sự xâm lược và cai trị của CNTD ở ĐNA

11th Grade - University

10 Qs

World War II

World War II

University - Professional Development

10 Qs

ÔN DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

ÔN DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

University

12 Qs

Lịch sử đúng sai

Lịch sử đúng sai

Assessment

Quiz

History

University

Easy

Created by

Kiet Tran

Used 1+ times

FREE Resource

10 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Biển Đông là tên do người Việt Nam đặt từ xa xưa cho vùng biển nằm ở phía đông đất nước (Dư địa chí của Nguyễn Trãi năm 1435). Tên tiếng Anh của Biển Đông là South China Sea, do tổ chức Thủy đạc quốc tế đặt theo thông lệ quốc tế dựa vào tên địa danh của một quốc gia ven biển có diện tích lãnh thổ đất liền lớn nhất nhưng tên gọi này không hàm ý về chủ quyền. Người Trung Quốc gọi là Nam Hải, người Phi – lip – pin gọi là Biển Tây”

Biển Đông có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cách gọi của từng quốc gia.

Tổ chức Thủy đạc quốc tế đặt tên cho Biển Đông là South China Sea (tức là vùng biển phía Nam Trung Quốc) vì Trung Quốc là quốc gia ven Biển Đông có diện tích lớn nhất.

Theo tổ chức Thủy đạc quốc tế, Biển Đông là vùng biển thuộc chủ quyền duy nhất của Trung Quốc

Biển Đông là tên do người Việt Nam đặt do vùng biển này nằm ở phía đông đất nước ta, nhưng người Phi – lip – pin lại gọi là Biển Tây vì vùng biển này nằm ở phía tây đất nước Phi – lip – pin.

2.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Biển Đông là nơi cư trú của 12 nghìn loài sinh vật, trong đó có khoảng 2040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú… Trong khu vực này, tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn. Khu vực thềm lục địa của biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru – nây, Nam Côn sơn, Hoàng Sa,…(Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên Biển Đông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.33, 71 – 72)

Đoạn trích cung cấp thông tin về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở Biển Đông.

Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông rất phong phú đa dạng, nhưng chỉ có động vật mà không có thực vật.

Dầu khí là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản đặc biệt quan trọng ở Biển Đông

Nguồn dầu khí ở Biển Đông chỉ có thể được khai thác ở 3 địa điểm: bồn trũng Bru – nây, Nam Côn sơn, Hoàng Sa

3.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng năm chiếc thuyền nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo ấy. Lấy được hoá vật của tàu như là gươm ngựa, hoa bạc, hòn bạc, đổ đổng, khối chì, súng, ngà voi, đổ sứ, đổ chiêm, cùng là vỏ đồi mồi, hải sâm, hạt ốc vân rất nhiều... Đến kì tháng 8 thì về. Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải. Lệnh cho đi chiếc thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên”.

(Theo Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Văn hoá - Thông tin, 2007, tr. 155)

Đoạn trích trong cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn trình bày quá trình hình thành và phát triển của quần đảo Hoàng Sa.

Nhà Nguyễn đặt đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải nhằm thực hiện quyền quản lý của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đội Hoàng Sa do nhà Nguyễn thành lập gồm 70 người, thực hiện nhiệm vụ của mình tại quần đảo Hoàng Sa định kì hàng năm từ tháng 2 đến tháng 10.

Một trong những nhiệm vụ của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải là khai thác sản vật, thu lượm hàng hóa của những con tàu gặp nạn ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

4.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Với chủ trương nhất quán giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng. Việt Nam đã chủ động cùng các quốc gia có liên quan đàm phán, phân định các vùng biển chồng lấn theo quy định của Công ước, góp phần tạo môi trường ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển, như kí thỏa thuận hợp tác cùng phát triển dầu khí với Ma – lai – xi – a (1992), phân định biển với Thái Lan (1997), phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc (2000), phân định thềm lục địa với In – đô – nê – xi – a (2003).

                                                                       (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.89)

Việt Nam chủ trương nhất quán giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình, thương lượng.

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển là một văn bản pháp lý quan trọng giúp Việt Nam có thể giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua luật pháp quốc tế.

Việt Nam đã chủ động đàm phán và kí kết thỏa thuận với nhiều quốc gia có chung Biển Đông nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh trên biển.

In – đô – nê – xi – a và Việt Nam đã đàm phán và cùng đi đến thỏa thuận hợp tác phát triển dầu khí trên biển năm 2003.

5.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Ngày 12 – 7 – 2021, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam nhân dịp kỉ niệm 5 năm Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông ra Phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Phi – lip – pin, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Lập trường của Việt Nam về việc giải quyết các tranh chấp liên quan ở Biển Đông là rõ ràng và nhất quán, theo đó, Việt Nam luôn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và bằng các giải pháp, biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).

UNCLOS là tên viết tắt tiếng Anh của Công ước Luật biển của Liên hợp quốc.

Năm 2021, Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông đã ra Phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Phi – lip – pin.

Năm 2021, Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông đã ra Phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Phi – lip – pin.

Đấu tranh ngoại giao và pháp lý là chủ trương và lập trường nhất quán của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông hiện nay.

6.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Người dân Lý Sơn đến nay vẫn lưu truyền câu ca:

“Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai/ba khao lề thế lính Hoàng Sa”

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Nghi lễ này gắn liền với lịch sử ra đời và hoạt động của đội Hoàng Sa, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, bảo tồn các giá trị văn hóa và cố kết cộng đồng. Tháng 4 – 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kí quyết định đưa lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một lễ hội văn hóa truyền thống của người dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa bắt nguồn từ hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được công nhận là di sản văn hóa vật thể quốc gia năm 2013.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức vào tháng 4 âm lịch hàng năm nhằm tri ân hải đội Hoàng Sa năm xưa và khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần giữ gìn biển đảo quê hương.

7.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Các nước giáp Biển Đông có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, In – đô – nê – xi – a và Phi – lip – pin.

Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Biển Đông là vùng biển có sản lượng đánh bắt hải sản hàng đầu thế giới với khoảng 6 triệu tấn, chiếm 10% tổng khối lượng toàn thế giới, riêng sản lượng cá xếp thứ 4/19 thế giới.

  (Sách giáo khoa Lịch sử 11, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.76)

Những dẫn chứng được đưa ra trong đoạn tư liệu cho thấy Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế, chính trị - an ninh với nhiều quốc gia.

Những dẫn chứng được đưa ra trong đoạn tư liệu cho thấy Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế, chính trị - an ninh với nhiều quốc gia.

Việt Nam là một trong những quốc gia ven Biển Đông có sản lượng đánh bắt hải sản đứng hàng đầu thế giới

Biển Đông là vùng biển có sản lượng đánh bắt hải sản chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối trên toàn thế giới

Create a free account and access millions of resources

Create resources
Host any resource
Get auto-graded reports
or continue with
Microsoft
Apple
Others
By signing up, you agree to our Terms of Service & Privacy Policy
Already have an account?