Đúng Sai Lịch Sử CKII 11 24 25

Đúng Sai Lịch Sử CKII 11 24 25

11th Grade

10 Qs

quiz-placeholder

Similar activities

Câu hỏi môn sử

Câu hỏi môn sử

11th Grade - University

6 Qs

TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIẾN ĐÔNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIẾN ĐÔNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

11th Grade

8 Qs

đúng sai lịch sử

đúng sai lịch sử

11th Grade - University

7 Qs

Quiz or Quizziz

Quiz or Quizziz

11th Grade

10 Qs

Untitled Quiz

Untitled Quiz

11th Grade

10 Qs

Tìm hiểu biển đảo, biên giới

Tìm hiểu biển đảo, biên giới

10th Grade - University

10 Qs

Trắc nghiệm luyện tập bài 12 lớp 11

Trắc nghiệm luyện tập bài 12 lớp 11

11th Grade

10 Qs

Lịch sử Việt Nam

Lịch sử Việt Nam

11th Grade

15 Qs

Đúng Sai Lịch Sử CKII 11 24 25

Đúng Sai Lịch Sử CKII 11 24 25

Assessment

Quiz

History

11th Grade

Medium

Created by

Nguyễn Hoàng Anh Khoa

Used 3+ times

FREE Resource

10 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

 “Ngày 11-8-2011, ngọn đuốc trên giàn khoan DH-02 đã bùng cháy tại mỏ Đại Hùng. DH-02 là công trình dầu khí lớn đầu tiên do chính các kĩ sư, công nhân Việt Nam chế tạo và lắp đặt, chuyên khai thác ở vùng nước sâu xa bờ, có kích thước, trọng lượng lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm đó. Sự kiện này đánh dấu bước trưởng thành, là biểu hiện cho ý chí, nội lực và khả năng làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác dầu khí vùng nước sâu của Việt Nam trên Biển Đông.”

                                                                        (SGK Lịch sử 11, Bộ Cánh Diều, trang 77)

Tư liệu khẳng định quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên biển

Tài nguyên phong phú là một trong những nguyên nhân tranh chấp trên biển Đông.

Công nghệ thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam đã vượt trội hơn Trung Quốc. 

Giàn khoan DH- 02 thể hiện tài năng và trí tuệ của người Việt trong thời đại mới. 

2.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Với chủ trương nhất quán giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng. Việt Nam đã chủ động cùng các quốc gia có liên quan đàm phán, phân định các vùng biển chồng lấn theo quy định của Công ước, góp phần tạo môi trường ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển, như kí thỏa thuận hợp tác cùng phát triển dầu khí với Ma – lai – xi – a (1992), phân định biển với Thái Lan (1997), phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc (2000), phân định thềm lục địa với In – đô – nê – xi – a (2003).

                                                                       (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.89)

Việt Nam chủ trương nhất quán giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình, thương lượng.  

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển là một văn bản pháp lý quan trọng giúp Việt Nam có thể giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua luật pháp quốc tế.   

Việt Nam đã chủ động đàm phán và kí kết thỏa thuận với nhiều quốc gia có chung Biển Đông nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh trên biển.

In – đô – nê – xi – a và Việt Nam đã đàm phán và cùng đi đến thỏa thuận hợp tác phát triển dầu khí trên biển năm 2003

3.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam”

(Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22 - 10 – 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)

. Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22 - 10 – 2018 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra nhiều bằng chứng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.  

Quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam hiện nay có sự gắn bó mật thiết với Biển Đông.   

Trách nhiệm phát triển bền vững kinh tế biển không liên quan đến những người dân sống trong khu vực đất liền.    

Nhiệm vụ phát triển kinh tế biển với đảm bảo an ninh quốc phòng luôn có sự gắn bó mật thiết, không tách rời nhau.  

4.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Vào thế kỉ XVII, chúa Nguyễn cho lập Đội Hoàng Sa đến khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.”

Tư liệu 2: “Năm 1988, hoạ sĩ Trần Lương đã thiết kế bộ tem "Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, trong đó có mẫu tem mệnh giá 10 đồng với tranh vẽ về Đội Hoàng Sa. Mẫu tem mô tả chiếc thuyền ba buồm lướt sóng trên biển, người lính trong tư thế hiên ngang, miệng thổi tù và ốc biển, tay cầm mái chèo. Trên mẫu tem còn về hai mũi tên chỉ hướng “Thuận Hoá, tháng 3 đi, tháng 8 về”, đây là hành trình của người lính biển khi đó.”

                                                                        (SGK Lịch sử 11, Bộ Cánh Diều, trang 85)

Lần đầu tiên Việt Nam thực thi chủ quyền với hai quần đảo là thời chúa Nguyễn. 

Từ thế kỷ XVII, chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo không có tranh chấp với ai

Tư liệu 2 nói về đội Hoàng Sa được thành lập sau cách mạng tháng Tám năm 1945

Việc thực thi chủ quyền với hai quần đảo của Việt Nam diễn ra lâu dài và liên tục

5.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“- Về vị trí: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, giữa châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông với vùng Đông Á.

- Về kinh tế: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản quý như: hải sâm, rùa biển, cá ngừ, tôm hùm, rong biển và các loại ốc có giá trị dinh dưỡng cao, quần đảo Trường Sa có thế mạnh về dịch vụ hàng hải và đánh bắt hải sản trong khu vực.

- Về quân sự: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược, có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông cũng như có vị thế phòng thủ chắc chắn thông qua sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo ở hai quần đảo.”

(SGK Lịch sử 11, bộ Chân trời sáng tạo, trang 81)

Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng ở biển Đông và châu Á. 

. Thế mạnh của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là tài nguyên dầu mỏ và than đá.

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tạo ra thế trận phòng thủ sớm, từ xa cho Việt Nam.   

Tất cả các nước ở khu vực đều có thể tận dụng thế mạnh của Hoàng Sa và Trường Sa

6.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Tháng 7 -  1803, vua Gia Long cho lập lại đội Hoàng Sa, lấy Cai cơ Võ văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa. Đầu năm 1815, vua Gia Long tiếp tục “sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình…”. Năm 1816, vua Gia Long cho lực lượng ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ để xác định chủ quyền. Sang đời Minh Mạng, việc đo đạc thủy trình chủ yếu giao cho thủy quân thực hiện. Trong các năm 1833, 1834, 1836, vua Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công phái người ra Hoàng Sa để dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ… Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ dài 4,5 thước, rộng 5 tấc để dựng làm dấu mốc”.

                                                               (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ chân trời sáng tạo, tr.86)

Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về hoạt động xác lập chủ quyền và quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa của một số vị vua nhà Nguyễn thế kỉ XVIII.    

Đội Hoàng Sa đã được thành lập từ thời kì trước, sau đó vua Gia Long đã cho tái lập.

Một trong những hoạt động của vua Minh Mạng nhằm xác lập chủ quyền và quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa là cho thủy quân dựng bia chủ quyền và vẽ bản đồ.

Đoạn tư liệu cho thấy ý thức về việc xác lập chủ quyền và quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa của vua Gia Long và Minh Mạng chưa cao.  

7.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Người dân Lý Sơn đến nay vẫn lưu truyền câu ca:

“Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai/ba khao lề thế lính Hoàng Sa”

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Nghi lễ này gắn liền với lịch sử ra đời và hoạt động của đội Hoàng Sa, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, bảo tồn các giá trị văn hóa và cố kết cộng đồng. Tháng 4 – 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kí quyết định đưa lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một lễ hội văn hóa truyền thống của người dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa bắt nguồn từ hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử.     

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được công nhận là di sản văn hóa vật thể quốc gia năm 2013.  

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức vào tháng 4 âm lịch hàng năm nhằm tri ân hải đội Hoàng Sa năm xưa và khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần giữ gìn biển đảo quê hương.

Create a free account and access millions of resources

Create resources
Host any resource
Get auto-graded reports
or continue with
Microsoft
Apple
Others
By signing up, you agree to our Terms of Service & Privacy Policy
Already have an account?