Câu Hỏi Đúng-Sai Về Văn Hóa Việt Nam

Câu Hỏi Đúng-Sai Về Văn Hóa Việt Nam

10th Grade

7 Qs

quiz-placeholder

Similar activities

tôi đẹp trai

tôi đẹp trai

10th Grade

8 Qs

Tài chính - Chứng khoán

Tài chính - Chứng khoán

1st - 10th Grade

10 Qs

The first Challenge

The first Challenge

10th - 12th Grade

10 Qs

Cục dự trữ liên bang Mỹ

Cục dự trữ liên bang Mỹ

1st - 10th Grade

10 Qs

SME Care 2020

SME Care 2020

10th - 12th Grade

12 Qs

Thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp

1st - 10th Grade

10 Qs

GHTK

GHTK

1st Grade - University

5 Qs

phân loại kiểm toán

phân loại kiểm toán

1st - 10th Grade

10 Qs

Câu Hỏi Đúng-Sai Về Văn Hóa Việt Nam

Câu Hỏi Đúng-Sai Về Văn Hóa Việt Nam

Assessment

Quiz

Business

10th Grade

Medium

Created by

Nguyên undefined

Used 4+ times

FREE Resource

7 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE SELECT QUESTION

30 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau: "Ở nhà quê thì các chợ là nơi dân vùng xung quanh họp nhau mỗi ngày hay mỗi phiên để đổi chác những đồ thổ sản, hoặc về nông nghiệp, hoặc về công nghiệp cần dùng cho sinh hoạt hàng ngày." (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2022, tr.87)

Chợ là địa điểm trao đổi, buôn bán của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Chợ nổi là đặc trưng của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Chợ phiên là đặc trưng văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở phía Bắc.

Chợ không chỉ là địa điểm trao đổi mua bán mà còn là nơi để quảng bá những đắc trưng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

2.

MULTIPLE SELECT QUESTION

30 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau: Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng trong tính thống nhất của nền văn hoá Việt Nam. Bản sắc văn hoá của các dân tộc được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dân tộc, điều đó đã tạo nên những sắc thái văn hoá riêng của từng dân tộc. Sự thống nhất trong đa dạng là đặc điểm của nền văn hoá cộng đồng các dân tộc ở nước ta. (Trích Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trang 12)

Nền văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam phong phú, đa dạng.

Nền văn hóa cộng đồng các dân tộc nước ta không có bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc.

Bản sắc văn hoá dân tộc là giá trị cốt lõi được hình thành qua nhiều thế kỉ.

Bảo đảm tính thống nhất trong đa dạng của nền văn hoá Việt Nam là mộ.

3.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau:

“Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, được sử dụng trong các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, tết,...Ngày 25-11-2005, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO ghi danh là kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Chủ nhân của  Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là các dân tộc sinh sống ở khu vực Tây Nguyên: Ba Na, Xơ Đăng, Mnông, Cơ Ho, Ê Đê,...”

(SGK Lịch sử 10, sách Cánh diều, Nxb Đại học sư phạm, tr.89)

Đoạn trích trên cung cấp thông tin về Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

Đoạn trích trên khẳng định Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa vật thể.

 Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trở thành một điểm nhấn về văn hoá, du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của vùng đất Tây Nguyên.

Cồng chiêng Tây Nguyên khẳng định bề dày truyền thống văn hoá, sinh hoạt văn hoá dân gian nổi bật nhất ở nhiều dân tộc Tây Nguyên.

4.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau:

 Mỗi dân tộc thiểu số lại có những làn điệu, điệu múa và nhạc cụ riêng. Người thiểu số vùng Tây Bắc ưa thích các điệu múa, xòe; thổi các loại khèn, sáo, sử dụng trống và các bộ gõ bằng tre, nứa. các dân tộc thiểu số Nam Bộ thường biểu diễn những điệu dân vũ với nhạc cụ gồm 3 nhóm là bộ gõ (trống, chiêng)….. bộ dây (đàn) và bộ hơi (kèn, tù và).

(Sách giáo khoa Bộ cánh diều, NXB ĐH Sư Phạm, tr.89)

Phần lớn các dân tộc thiểu số có những làn điệu, điệu múa và nhạc cụ giống nhau

Đàn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật đặc sắc của các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ

Chủ nhân của Không gian văn hóa cồng chiêng là các dân tộc sinh sống ở khu vực Tây Nguyên

Hát xoan được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

5.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau:

Từ năm 2016 đến năm 2020, Nhà nước đã dành khoảng 998 000 tỉ đồng ngân sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nguồn lực đó tập trung cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng như đường giao thông, công trình thủy lợi, hệ thống điện, nước sạch, trường học, lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa,… Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện so với trước thời kì Đổi mới trên tất cả các phương diện: ăn, ở, mặc, đi lại, học hành, chăm sóc sức khỏe, nghe, nhìn.

                               (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều, Nxb Đại học sư phạm, tr.94)

Đoạn tư liệu cho thấy những chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc đã được triển khai trên thực tế

Số tiền “998 000 tỉ đồng” được nhắc đến trong đoạn tư liệu là phần chi trong ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020

Việc triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc giai đoạn 2016-2020 đã góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Việc đầu tư phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là đòn bẩy quyết định sự phát triển kinh tế của đất nước thời kì đổi mới

6.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau:

“Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động phân bổ, sử dụng , quản lí hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững ”

(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.170)

Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau quan điểm của Đảng và nhà nước về chính sách dân tộc là khác nhau

Các chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số hướng đến phát huy tiềm năng thế mạnh của từng vùng đồng bào các dân tộc

Đầu tư phát triển ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số

Chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước hướng tới khai thác tài nguyên khoáng sản của đất nước phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc đa số

7.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau:

“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xơ Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu việt Nam, đều là anh em ruột thịt…..Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”

(Trích trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam họp tai Pleiku, ngày 19/4/1946)

Đoạn trích trên chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam

Cộng đồng các dân tộc anh em trên đất nước ta đều có chung nguồn gốc

Khối đoàn kết dân tộc Việt Nam được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc

Cần tập hợp tất cả các lực lượng dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa