Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới trong đó hàm chứa các nội dung về quyền con người, quyền công dân… tạo thêm bước tiến mới trong đảm bảo quyền sở hữu tài sản, quyền tự do sản xuất, mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Quyền làm chủ của Nhân dân tiếp tục được củng cố và có những bước tiến quan trọng, quyền dân chủ trực tiếp thông qua hoạt động bầu cử, ứng cử; trưng cầu ý dân, bãi miễn đại biểu dân cử; tham gia vào quản lý nhà nước.

GDKT PL ĐS

Quiz
•
Other
•
10th Grade
•
Medium
Nhi Vi
Used 1+ times
FREE Resource
14 questions
Show all answers
1.
MULTIPLE SELECT QUESTION
45 sec • 1 pt
a. Việc nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ là thể hiện đặc điểm Hiến pháp là nguồn, nền tảng để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác.
b. Hiến pháp 2013 quy định quyền bầu cử, ứng cử là quyền của công dân trong lĩnh vực chính trị.
c. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm là quyền con người được quy định trong Hiến pháp 2013.
d. Quyền con người quy định trong Hiến pháp 2013 là quyền chỉ dành cho người có quốc tịch Việt Nam.
2.
MULTIPLE SELECT QUESTION
45 sec • 1 pt
Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, Hiến pháp quy định đầy đủ và phát triển thành nguyên tắc về việc “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp”. Nguyên tắc này được thể hiện nhất quán, xuyên suốt trong toàn bộ Hiến pháp năm 2013 từ chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đến các thiết chế trong bộ máy nhà nước. Các hình thức thể hiện dân chủ trực tiếp khá đa dạng như trưng cầu ý dân, bầu cử, thực hiện dân chủ cơ sở. Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước một cách gián tiếp thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước. Quốc hội và Hội đồng nhân dân do nhân dân bầu lên, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân trao quyền để thực hiện quyền lực và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân là những người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, có mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân.
a. Chức năng của Quốc hội là quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.
b. Quốc hội là cơ quan chấp hành của Chính phủ.
c. Chức năng của hội đồng nhân dân là thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng nhất của địa phương.
d. Ủy ban nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân ở địa phương.
3.
MULTIPLE SELECT QUESTION
45 sec • 1 pt
Với khuôn khổ có hạn, hiến pháp trong nhiều trường hợp không thể quy định một cách chi tiết và cụ thể để áp dụng trong mọi tình huống, mà chỉ có thể quy định những vấn đề chung, mang tính nguyên tắc của nhà nước và của xã hội như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, dấn sự, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân... Do hiến pháp không thể quy định được tất cả những gì liên quan tới nhà nước và xã hội nên đòi hỏi phải có sự chi tiết, cụ thể hóa các quy định của hiến pháp bằng các văn bản pháp luật khác. Nếu không có sự chi tiết, cụ thể đó, những quy định của hiến pháp sẽ khó đi vào cuộc sống, thậm chí có những quy định không thể thực hiện được. Vì lẽ đó, thông qua hiến pháp, nhân dân còn uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước trong quá trình hoạt động có thể ban hành luật và các văn bản dưới luật khác để chi tiết hoá hiến pháp, nhằm để thực hiện hiến pháp.
a. Hiến pháp 2013 là văn bản pháp luật do Chính phủ ban hành.
b. Trách nhiệm của nhà nước và xã hội là tạo việc làm cho người lao động là một trong những nội dung của Hiến pháp 2013 trong lĩnh vực dân sự.
c. Hiến pháp quy định những vấn đề chung nên công dân không cần thực hiện theo hiến pháp.
d. Nội dung của các văn bản pháp luật khác khi cụ thể hóa Hiến pháp thì phải phù hợp với Hiến pháp.
4.
MULTIPLE SELECT QUESTION
45 sec • 1 pt
Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 72) thể hiện tính phù hợp hơn của tinh thần nhà nước pháp quyền, tiếp tục khẳng định vai trò của cơ quan tòa án nhưng cũng khẳng định một trong những quyền của con người là được tòa án xét xử khi bị buộc tội, như vậy có thể hiểu rằng không một cơ quan nào khác được thực hiện quyền này nhằm đảm bảo tính công bằng công lý cho tất cả những người phạm tội và việc xét xử ấy cũng chỉ được xét xử bằng chính pháp luật và chỉ bằng pháp luật, họ có thể sử dụng sự trợ giúp pháp lý của người bào chữa để có thể “gỡ” tội cho chính mình: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”; trong điều này ghi nhận hai quyền cơ bản; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
a. Tòa án là cơ quan tư pháp.
b. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể là quyền công dân.
c. Bịa đặt thông tin nói xấu người khác là hành vi vi phạm quyền mọi người được pháp luật bảo hộ nhân phẩm danh dự.
d. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật là quyền con người.
5.
MULTIPLE SELECT QUESTION
45 sec • 1 pt
Theo Hiến pháp năm 2013, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị Việt Nam.
B. Chỉ những người quản lý mới là các đại biểu trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Mặt trận Tổ quốc là liên hiệp tự nguyện nên không cần tuân thủ pháp luật.
D. Mặt trận Tổ quốc chỉ phát huy sức mạnh đoàn kết trong các cơ quan nhà nước.
6.
MULTIPLE SELECT QUESTION
45 sec • 1 pt
Xã A có nhiều hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Đảng bộ xã đã lãnh đạo toàn diện các hoạt động trong xã. Nghị quyết đẩy mạnh phát triển kinh tế thực hiện xoá đói giảm nghèo của Đại hội Đảng bộ xã được các chi bộ quán triệt đến từng đảng viên. Đảng bộ xã chỉ đạo các cấp chính quyền và các đoàn thể trong xã phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Thông qua việc lựa chọn các đảng viên có phẩm chất, năng lực tốt tham gia đảm trách những chức vụ quan trọng trong các cơ quan, đoàn thể của xã. Đảng bộ xã không chỉ thể hiện vai trò lãnh đạo trong công tác tổ chức cán bộ mà còn kiểm tra, giám sát sự hoạt động của hệ thống chính trị thông qua việc quản lí đội ngũ lãnh đạo của các tổ chức này.
a. Chỉ những đảng viên có phẩm chất, năng lực tốt mới được đảm nhận các chức vụ quan trọng trong cơ quan, đoàn thể.
b. Đảng bộ xã là cơ quan, tổ chức lãnh đạo cao nhất tại xã X.
c. Nhân dân được giám sát các hoạt động của đội ngũ lãnh đạo trong Đảng bộ xã.
d. Đảng bộ xã chỉ được ra Nghị quyết khi địa phương gặp điều kiện khó khăn.
7.
MULTIPLE SELECT QUESTION
45 sec • 1 pt
Hệ thống chính Việt Nam hình thành trực tiếp từ các tổ chức được thành lập bởi các tầng lớp nhân dân, xuất phát từ lợi ích của nhân dân và được duy trì các hoạt động bởi sự tham gia tích cực của nhân dân. Đản Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất có khả năng tập hợp quần chúng lao động đông đảo để thực hiện các nhiệm vụ của dân tộc. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được nhân dân bầu ra và hoạt động để phục vụ lợi ích của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tổ chức, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong cả nước.
a. Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành.
b. Tất cả quyền lực của hệ thống chính trị Việt Nam đều tập trung vào một tổ chức duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
c. Mặt trận Tổ quốc và các thành viên là công cụ để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình đối với nhà nước.
d. Chỉ những người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị mới chịu sự giám sát của nhân dân.
Create a free account and access millions of resources
Similar Resources on Wayground
10 questions
Triết học_Buổi 13

Quiz
•
1st - 10th Grade
12 questions
CỦNG CỐ KIẾN THỨC 12

Quiz
•
3rd - 12th Grade
10 questions
Quốc Phòng

Quiz
•
9th - 12th Grade
10 questions
LỚP CẢM TÌNH ĐOÀN

Quiz
•
9th - 12th Grade
17 questions
kinh tế pháp luật

Quiz
•
10th Grade
14 questions
Kiểm Tra GDCD

Quiz
•
10th Grade
10 questions
Văn khương

Quiz
•
9th - 12th Grade
10 questions
bài 7 lớp 11 thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần

Quiz
•
1st - 10th Grade
Popular Resources on Wayground
25 questions
Equations of Circles

Quiz
•
10th - 11th Grade
30 questions
Week 5 Memory Builder 1 (Multiplication and Division Facts)

Quiz
•
9th Grade
33 questions
Unit 3 Summative - Summer School: Immune System

Quiz
•
10th Grade
10 questions
Writing and Identifying Ratios Practice

Quiz
•
5th - 6th Grade
36 questions
Prime and Composite Numbers

Quiz
•
5th Grade
14 questions
Exterior and Interior angles of Polygons

Quiz
•
8th Grade
37 questions
Camp Re-cap Week 1 (no regression)

Quiz
•
9th - 12th Grade
46 questions
Biology Semester 1 Review

Quiz
•
10th Grade