kinh tế đúng sai

kinh tế đúng sai

12th Grade

18 Qs

quiz-placeholder

Similar activities

game

game

1st - 12th Grade

19 Qs

Trái đất của chúng ta

Trái đất của chúng ta

2nd Grade - Professional Development

15 Qs

15 câu đố vui

15 câu đố vui

6th Grade - University

15 Qs

Taekwondo SFL

Taekwondo SFL

KG - University

15 Qs

Ngữ Văn 12

Ngữ Văn 12

12th Grade

15 Qs

Fun

Fun

10th - 12th Grade

15 Qs

tết 2

tết 2

12th Grade - University

18 Qs

Bóng đá Việt Nam

Bóng đá Việt Nam

1st Grade - University

14 Qs

kinh tế đúng sai

kinh tế đúng sai

Assessment

Quiz

Created by

Vann Anh

Fun

12th Grade

1 plays

Medium

18 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau: Tháng 7/1995, sau hành trình dài nỗ lực của cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ, một sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt diễn ra. Đêm 11/7 (giờ Hoa Kỳ), Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Rạng sáng 12/7 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Quá khứ được gác lại, chương mới trong lịch sử hai nước mở ra. Nền tảng quan trọng cho phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ là sự khẳng định của hai bên về các nguyên tắc cơ bản, như tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.

A. Việt Nam và Hoa Kỳ đã thực hiện đúng các nguyên tắc của pháp luật quốc tế khi phát triển quan hệ đối tác toàn diện.

B. Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa kỳ là kết quả của sự nỗ lực trong quá trình giải quyết xung đột bằng hoà bình.

C. Việt Nam không cần bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ bởi món nợ xâm lược trong lịch sử.

D. Phát triển quan hệ đối tác toàn diện của Việt Nam và Hoa kỳ là việc riêng của hai nước, không cần tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật quốc tế.

2.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 2. Đọc đoạn thông tin sau: Công tác pháp luật quốc tế của đất nước ta, trong đó có nhiệm vụ tham gia vào quá trình xây dựng các quy tắc pháp lý quốc tế và bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo pháp luật quốc tế do nhiều cơ quan, tổ chức trong nước thực hiện, trong đó mắt xích đóng vai trò cầu nối giữa pháp luật trong nước với pháp luật quốc tế thuộc về nhiệm vụ của Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp Việt Nam đã tham gia đàm phán một khối lượng lớn các điều ước quốc tế, trong đó có những điều ước có ảnh hưởng lớn đến sự phát.

A. Pháp luật Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào pháp luật quốc tế.

B. Các quy tắc pháp lý quốc tế không đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Việt Nam.

C. Việt Nam luôn tôn trọng và tích cực góp phần xây dựng các quy tắc pháp lý của pháp luật quốc tế.

D. Pháp luật quốc tế không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam.

3.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn thông tin sau: Trong hai ngày 1-2/11, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại hội đồng LHQ khóa 78 đã thảo luận về "Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba". Tại cuộc họp này, đông đảo các nước và nhóm nước chia sẻ những khó khăn mà nhân dân Cuba phải gánh chịu do ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm qua. Đồng thời, các nước cũng kêu gọi Mỹ đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố và chấm dứt ngay các lệnh cấm vận đối với La Habana.

A. Hành vi thực hiện chính sách cấm vận của Mỹ với Cuba là vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

B. Các nước kêu gọi Mỹ chấm dứt ngay các lệnh cấm vận đối với La Habana là vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

C. Lệnh cấm vận Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm ở Cuba là hành vi coi thường pháp luật quốc tế

D. Việc làm của Đại hội đồng LHQ trong Tình uống này là phù hợp với pháp luật quốc tế

4.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Cuộc xung đột giữa người Do Thái và người Palestine được coi là dai dẳng nhất và dễ bùng phát nhất thế giới, bắt nguồn từ sự tranh chấp dải đất nằm giữa bờ Đông Địa Trung Hải và sông Jordan. Trong suốt hơn 100 năm qua, người Palestine đã chịu nhiều mất mát trong công cuộc kháng chiến giành quyền tự quyết và cùng tồn tại với Nhà nước Do Thái, vốn đi xâm chiếm lãnh thổ, trục xuất và chiếm đóng quân sự trên các vùng lãnh thổ của người Palestine. Còn đối với người Do Thái, sự trở lại miền đất của tổ tiên sau nhiều thế kỷ phiêu bạt và bị ngược đãi trên khắp thế giới cũng không mang lại hòa bình và an ninh.

Quyền tự quyết của các dân tộc, bao gồm cả người Palestine, được công nhận bởi luật pháp quốc tế.

Việc Israel chiếm đóng lãnh thổ của người Palestine là hợp pháp theo luật pháp quốc tế.

Các nước láng giềng Arab có quyền can thiệp quân sự vào Israel để bảo vệ người Palestine.

Việc công nhận quyền lợi của người Palestine trong khuôn khổ pháp luật quốc tế không mâu thuẫn với quyền lợi của người Do Thái.

5.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Năm 2001, Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước. Điều 26, Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 quy định nguyên tắc Pacta sunt servand quy định "mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành với thiện ý".

Nguyên tắc Pacta sunt servanda quy định rằng mọi điều ước quốc tế đều ràng buộc các bên và phải được thực hiện với thiện ý.

Việt Nam không cần tuân thủ các điều ước quốc tế mà mình đã ký kết nếu điều ước đó không phù hợp với pháp luật trong nước.

Việc gia nhập Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 giúp Việt Nam tăng cường khả năng hợp tác và tham gia vào cộng đồng quốc tế.

Nguyên tắc Pacta sunt servanda có thể bị bỏ qua trong trường hợp có xung đột với lợi ích quốc gia.

6.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Tối 19/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng xác nhận: tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông là hành vi vi phạm quy định của Luật Biển quốc tế.

. Các lực lượng chấp pháp của nhà nước Việt Nam không có quyền yêu cầu chấm dứt các hành vi của tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc.

Việt Nam trao công hàm phản đối các hành vi của tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc là thực hiện đúng quy định của Công ước LHQ về luật biển.

Trung Quốc cần tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

7.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký kết ngày 30 tháng 12 năm 1999, chính thức có hiệu lực từ ngày 06 tháng 7 năm 2000. Điều I: Hai bên ký kết lấy các Công ước lịch sử về biên giới hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc làm cơ sở, căn cứ vào các nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận cũng như các thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán về vấn đề biên giới Việt - Trung, đã giải quyết một cách công bằng, hợp lý vấn đề biên giới và xác định lại đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.

A. Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được ký kết theo đúng trình tự và thủ tục của pháp luật quốc tế.

B. Cơ sở của hiệp ước này phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế

C. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có thể tự ý huỷ bổ hiệp ước này mà không cần sự đồng ý của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Đường biên giới trên đất liền giữa hai nước không cần thể hiện trên bản đồ.

Explore all questions with a free account

or continue with
Microsoft
Apple
Others
By signing up, you agree to our Terms of Service & Privacy Policy
Already have an account?