Câu 1: Trình bày các quan điểm về đạo đức ngành y?

Untitled Flashcards

Flashcard
•
Other
•
University
•
Medium
Kim Ngân
Used 2+ times
FREE Resource
Student preview

30 questions
Show all answers
1.
FLASHCARD QUESTION
Front
Back
- Các quan điểm đạo đức ngành Y:
* Quan điểm phương Đông:
+ Tâm lý đạo đức của phương Đông cá nhân coi trọng sự đánh giá của người khác và căn cứ vào khả năng của người khác để thiết kế hành vi của mình, hành vi cá nhân cũng là tự giác.
+ Quan điểm này cũng được thể hiện rõ trong đạo đức hành nghề y qua các nền văn minh:
+ Nền văn minh Lưỡng Hà: toàn thể dân chúng là thầy thuốc…kẻ đi đường có bổn phận thăm hỏi bệnh nhân và không được làm thin, lẳng lặng bỏ đi.
+ Nền văn minh Ai Cập: đức tính chủ yếu của thầy thuốc là đức tin, phương pháp điều trị cơ bản là cầu xin.
+ Phật giáo cho rằng: thiện là tiêu chuẩn đạo đức của người thầy thuốc mà không phải lúc nào cũng đạt được.
+ Y học Trung Quốc đòi hỏi người thầy thuốc phải nắm vững Kinh Dịch. Trong kinh dịch có 64 quẻ,quẻ tổn nghĩa là thiệt mình lợi người, quên mình vì người.
* Quan điểm phương Tây:
+ Ở Hy Lạp: thần Apollo sáng lập ra thuật chữa bệnh . Hình ảnh Asclepios với cây gậy hình con rắn quấn quanh đến ngày nay vẫn còn
+ Hippocrates là thầy thuốc vĩ đại ảnh hưởng đến nền y học phương Tây:
+ Ông đã tách y học khỏi thần học thành một khoa học độc lập , tách việc chữa bệnh khỏi việc thờ cúng, tách nơi chữa bệnh ra khỏi đền thờ.
+ Ông đã đặt nền móng cho việc xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề y về cơ bản là đúng cho đến ngày nay
+ Hippocrates có lời thề: lấy bệnh nhân làm trung tâm “ Tôi sẽ tránh không làm tổn hại đến họ . Khi đến bất cứ gia đình nào tôi sẽ đến với mục đích giúp đỡ những kẻ đau ốm . Tôi sẽ giữ bí mật bất cứ điều gì tôi nhìn thấy hoặc nghe được … Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết ”
=> Đòi hỏi xây dựng đội ngũ thầy thuốc có bản lĩnh hành nghề bằng lương tâm của mình.
2.
FLASHCARD QUESTION
Front
Câu 2: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế và đạo đức người thầy thuốc ?
Back
Tư tưởng HCM về y đức được thể hiện thông qua những bài nói, bài viết và thư gửi các hội nghị y tế toàn quốc, nổi bật ở một số nội dung cơ bản:
* Ngành y tế cũng như thầy thuốc VN phải chú trọng kết hợp Đông, Tây y và hết lòng yêu thương, chăm sóc người bệnh.
+ Người cho rằng: Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế cần phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân
+ Yêu cầu đối với đội ngũ thầy thuốc, về chuyên môn cần thường xuyên “học tập nghiên cứu để luôn tiến bộ
+ Các thầy thuốc phải có lương tâm, nghĩa vụ cao cả như của người mẹ hiền đối với bệnh nhân
+ Người cán bộ y tế cần quán triệt nguyên tắc khoa học dân tộc và đại chúng
+ Người thầy thuốc phải coi trọng việc phòng bệnh cũng cần thiết như chữa bệnh
* Ngành y tế nói chung, các thầy thuốc nói riêng phia “thật thà đoàn kết”
+ Người thầy thuốc phải học và biết cách phối hợp trí tuệ, tài năng và hành động một cách kịp thời, chính xác để cứu chữa người bệnh sao cho được hiệu quả cao nhất.
+ Đoàn kết trong y đức là mối quan hệ đồng nghiệp, giữa cán bộ cũ và cán bộ mới, giữ những nhân viên trong ngành y tế cùng nhắm tới mục đích vì sức khỏe con người.
+ Đoàn kết trong ngành y là yêu cầu cần thiết để tạo nên sức mạnh, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.
3.
FLASHCARD QUESTION
Front
Câu 3: Trình bày khái niệm dược phẩm, thuốc mới và vị trí vai trò của dược phẩm?
Back
- Dược phẩm:Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dược phẩm được định nghĩa là các sản phẩm bao gồm hai thành phần chính là thuốc tân dược và thuốc y học cổ truyền với công dụng cụ thể và các chỉ định rõ ràng về thành phần. Dược phẩm là những sản phẩm dùng cho người với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể, có công dụng thành phần chỉ định, chống chỉ định rõ ràng. Dược phẩm bao gồm thành phẩm và nguyên liệu sản xuất thuốc, vắc xin,, sinh phẩm y tế.
- Thuốc mới: là thuốc có công thức bào chế có hoạt chất mới, thuốc có sự kết hợp mới của các hoạt chất hoặc thuốc có dạng bào chế mới, chỉ định mới, đường dùng mới
- Vị trí, vai trò của dược phẩm:
Từ xa xưa cho đến nay, sử dụng thuốc trong phòng, chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ đã trở thành một nhu cầu tất yếu quan trọng đối với đời sống con người. Ngày nay thuốc đã trở thành một vũ khí quan trọng không thể thiếu trong cuộc đấu tranh của con người nhằm chống lại bệnh tật tăng cường sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ.
Nghiên cứu sử dụng thuốc có hiệu quả và sản xuất các loại thuốc mới đã và đang trở thành một lĩnh vực đặc biệt thu hút sự áp dụng những thành tựu khoa học mới nhất nhằm mục đích giúp con người tìm ra các liệu pháp chống lại sự phát triển của bệnh tật có xu hướng ngày càng phức tạp và nguy hiểm. Đặc biệt trong những năm gần đây, vai trò của thuốc trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân không những đã được các nhà hoạch định chính sách y tế quan tâm, mà còn được đông đảo người bệnh và cộng đồng nhân dân nói chung đặc biệt chú ý.
Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo thuốc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân còn là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong hệ thống các tiêu chuẩn thế giới đánh giá về mức sống của một quốc gia. Việc đảm bảo thuốc chữa bệnh trong nhiều trường hợp gắn liền với việc cứu sống hoặc tử vong của con người. Việc thiếu hụt thuốc men có thể gây nên tâm lí lo lắng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị - xã hội, bởi vậy vẫn đề đảm bảo thuốc còn là vấn đề xã hội nhạy cảm mà lãnh đạo của bất kì quốc gia nào đều quan tâm.
4.
FLASHCARD QUESTION
Front
Câu 4: Trình bày điều kiện đối với sản xuất thuốc: chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh?
Back
* Chứng chỉ hành nghề dược:
- Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề Dược đối với cơ sở sản xuất thuốc:
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề Dược phải có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của cơ sở sản xuất thuốc, cụ thể là:
+ Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp sản xuất thuốc phải có Bằng tốt nghiệp đại học dược và có thời gian thực hành ít nhất 5 năm tại cơ sở dược hợp pháp.
+ Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế phải có bằng tốt nghiệp đại học dược hoặc bằng tốt nghiệp đại học y hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sinh học và có thời gian thực hành ít nhất 5 năm tại cơ sở dược hợp pháp.
+ Người quản lý chuyên môn về dược của hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể sản xuất dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phải có thời gian thực hành ít nhất 2 năm tại cơ sở dược hợp pháp và phải có một trong các văn bằng sau đây:
a) Bằng tốt nghiệp đại học dược;
b) Bằng tốt nghiệp trung học Dược;
c) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc trung học về y học cổ truyền;
d) Các loại văn bằng về lương y, lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền và trình độ chuyên môn y dược cổ truyền
2. Có đạo đức nghề nghiệp
3. Có đủ sức khỏe để hành nghề dược.
* Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh:
1. Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức tổ chức kinh doanh của cơ sở sản xuất thuốc.
2. Quy định về nhân sự và đào tạo:
- Cơ sở phải có đủ nhân viên có trình độ để thực hiện các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà sản xuất. Phải xác định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm này phải được các cá nhân có liên quan hiểu rõ và được ghi trong bản mô tả công việc của cơ sở.
- Nhân sự:
+ Cơ sở phải có đủ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm phù hợp cho các bộ phận sản xuất và phù hợp với quy mô sản xuất tại cơ sở. Có sự phân tách rõ ràng nhân sự trong sản xuất, kiểm nghiệm và bộ phận bảo quản thuốc.
+ Nhân sự phải được đào tạo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế trong sản xuất thuốc và thuốc từ dược liệu.
+ Phụ trách các bộ phận sản xuất, kiểm tra chất lượng, kho bảo quản phải có kiến thức, chuyên môn về dược và được đào tạo chuyên môn về dược liệu.
- Đào tạo:
+ Cơ sở sản xuất phải tổ chức đào tạo theo một chương trình bằng văn bản cho tất cả các nhân viên có nhiệm vụ trong bộ phận sản xuất, kiểm tra chất lượng thuốc, bảo quản thuốc (Kể cả nhân viên làm kỹ thuật, bảo dưỡng và làm vệ sinh) và những nhân viên khác nếu cần.
+ Cơ sở phải có chương trình đào tạo định kỳ, hàng năm được phê duyệt bởi người có thẩm quyền tại cơ sở và phải lưu giữ hồ sơ về đào tạo.
3. Quy định về nhà xưởng, thiết bị
- Nhà xưởng của cơ sở phải có vị trí, được thiết kế, xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng phù hợp với các thao tác trong quá trình sản xuất và phù hợp với quy mô sản xuất tại cơ sở.
- Khu vực bảo quản:
+ Khu vực bảo quản phải đủ rộng, phù hợp với quy mô sản xuất, có sự phân biệt và cách ly phù hợp đối với nguyên liệu ban đầu, nguyên liệu bao gói, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm và thành phẩm, sản phẩm biệt trữ, sản phẩm được phép xuất xưởng, bị loại bỏ, bị trả về hay sản phẩm bị thu hồi
+ Khu vực bảo quản phải được thiết kế hoặc điều chỉnh để đảm bảo điều kiện bảo quản tốt, phòng chống được sự xâm nhập của côn trùng, các loài gặm nhấm và các động vật khác, phải có biện pháp ngăn ngừa khả năng lan truyền các VSV theo vào cùng dược liệu và ngăn ngừa sự nhiễm chéo. Khu vực bảo quản phải sạch sẽ, khô ráo, đủ ánh sáng và duy trì ở nhiệt độ phù hợp với đối tượng bảo quản hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cần có đủ dụng cụ hoặc thiết bị theo dõi độ ẩm, nhiệt độ và phải có hồ sơ ghi chép theo dõi hàng ngày.
5.
FLASHCARD QUESTION
Front
Câu 5: Trình bày khu vực bảo quản và kiểm soát, quản lý hàng lưu kho trong sản xuất thuốc?
Back
* Khu vực bảo quản
+ Khu vực bảo quản cần đủ rộng để bảo quản có trật tự các chủng loại nguyên vật liệu khác nhau và sản phẩm, ví dụ như nguyên liệu ban đầu, bao bì đóng gói, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm chờ đóng gói và thành phẩm, sản phẩm đang biệt trữ, đó được duyệt, bị loại, bị trả lại hay thu hồi.
+ Khu vực bảo quản cần được thiết kế và lắp đặt để đảm bảo điều kiện bảo quản tốt. Khu vực bảo quản phải sạch sẽ, khô ráo và được bảo dưỡng tốt. Khi cần có các điều kiện bảo quản đặc biệt (nhiệt độ, độ ẩm), thì cần đảm bảo điều kiện đó và kiểm tra, giám sát thường xuyên.
+ Khu vực nhận và xuất hàng phải có khả năng bảo vệ nguyên vật liệu và sản phẩm không bị ảnh hưởng của thời tiết. Khu vực tiếp nhận cần được thiết kế và trang bị máy móc để có thể làm vệ sinh bao bì cho hàng nhận được trước khi đưa vào kho bảo quản.
+ Khu vực bảo quản biệt trữ cần được phân định rõ ràng.
+ Trong mọi trường hợp có thể, cần có khu vực lấy mẫu nguyên liệu ban đầu riêng để tránh tạp nhiễm.
+ Các nguyên vật liệu độc hại phải được bảo quản an toàn và trong điều kiện an ninh tốt.
* Kiểm soát và quản lý hàng lưu kho
a. Nhận hàng
+ Khi tiếp nhận, mỗi chuyến hàng cần được kiểm tra đối chiếu với các tài liệu liên quan đồng thời cần kiểm tra bằng mắt về nhãn mác, chủng loại và số lượng hàng.
+ Cần kiểm tra chặt chẽ các chuyến hàng nhận được để phát hiện những lỗi và hư hại của sản phẩm. Cần lưu hồ sơ về mỗi chuyến hàng nhận được.
b. Kiểm soát
+ Cần lưu giữ hồ sơ trong đó có tất cả các chứng từ nhập và xuất hàng.
+ Việc xuất hàng cần tuân thủ nguyên tắc quay vòng kho (nhập trước - xuất trước).
+ Không được làm thay đổi, rách hay thay nhãn mác và bao bì sản phẩm.
6.
FLASHCARD QUESTION
Front
Câu 6: Trình bày khái niệm kinh doanh dược phẩm, thông tin thuốc, quảng cáo thuốc, hội thảo giới thiệu thuốc?
Back
* Kinh doanh dược phẩm: Là việc thực hiện một, một số hoặc tất các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu dùng sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc và nguyên liệu làm thuốc trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
* Thông tin thuốc: Là việc thu nhập và/ hoặc cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc như chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc, phòng ngừa khi dùng thuốc cho những nhóm người đặc biệt (Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi và các đối tượng khác) của đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thông tin thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các đơn vị, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc người sử dụng thuốc.
* Quảng cáo thuốc: Là hoạt động giới thiệu thuốc do đơn vị kinh doanh thuốc trực tiếp tiến hành hoặc phối hợp, hoặc tài trợ, ủy quyền cho một đơn vị khác tiến hành để thúc đẩy việc kê đơn, cung ứng, bán và/ hoặc sử dụng thuốc trên cơ sở sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
* Hội thảo giới thiệu thuốc: Là các buổi giới thiệu sản phẩm thuốc hoặc thảo luận chuyên đề khoa học cho cán bộ y tế có liên quan đến thuốc do các đơn vị kinh doanh thuốc tổ chức
7.
FLASHCARD QUESTION
Front
Câu 7. Trình bày cấu trúc và quy trình cuộc thảo luận giữa bệnh nhân và dược sĩ?
Back
* Cấu trúc của cuộc thảo luận
Thiết lập một mối quan hệ với bệnh nhân là điều thiết yếu để thu nhận tốt thông tin vì chỉ đọc một danh sách các câu hỏi có thể tạo ra khoảng cách với BN và phản tác dụng
+ Phương pháp với 4 câu hỏi:
Ai - Bệnh nhân là ai và các triệu chứng là gì?
Khi nào - Các triệu chứng này đã xuất hiện khi nào?
Làm gì - Các hành động xử lý nào đã được thực hiện?
Thuốc gì - Các thuốc nào đang được dùng?
Ai: Xác định ai là bệnh nhân: Người ghé quầy thuốc có thể chỉ mua hộ thuốc cho người khác. Cần xác định chính xác các triệu chứng: những bệnh nhân thường tự chẩn đoán bệnh tật cho mình và dược sĩ không được mặc định chấp nhận chúng mà không xác minh lại.
Bao lâu: thời gian tồn tại của các triệu chứng có thể là một chỉ điểm quan trọng cho việc có cần thiết phải khuyên bệnh nhân khám bác sĩ hay không. Nói chung, quãng thời gian này càng dài, khả năng càng cao đó là một trường hợp nghiêm trọng. Đa số những trường hợp nhẹ thường tự giới hạn và tự hết trong vài ngày.
Làm gì: mọi hành động bệnh nhân đã thực hiện đều cần được xác minh, bao gồm cả việc tự sử dụng thuốc để điều trị. Trung bình một trong hai bệnh nhân đã từng thử ít nhất một liệu pháp điều trị trước khi đến gặp dược sĩ xin lời khuyên. Nếu bệnh nhân đã dùng một hay nhiều liệu pháp có vẻ thích hợp mà vẫn không cải thiện, nên khuyên BN đi khám bác sĩ.
Thuốc gì: Việc xác định những thuốc mà bệnh nhân thường xuyên sử dụng là quan trọng bởi có thể tương tác thuốc với các liệu pháp khác mà dược sĩ đề nghị, các tương tác có thể xảy ra và có các tác dụng không mong muốn tiềm ẩn. Khi dược sĩ nghi ngờ một phản ứng có hại là do một thuốc được kê đơn, dược sĩ nên thảo luận với bác sĩ những việc nên thực hiện (có thể thực hiện báo cáo Thẻ Vàng cho Ủy ban về Thuốc dùng cho người, có thể được thực hiện bởi dược sĩ hoặc bệnh nhân) và bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân cần tái khám để có thể xem xét lại việc điều trị.
* Quy trình cuộc thảo luận giữa bệnh nhân và dược sĩ
Phát triển kỹ năng thảo luận
Các kỹ năng thảo luận hiệu quả là chìa khóa để xác định điều bệnh nhân mong muốn và quyết định xem bạn có thể kiểm soát các triệu chứng hay không, hay cần tư vấn bệnh nhân đi khám bác sĩ. Một khung các yếu tố cần xem xét để cải thiện các kỹ năng thảo luận của bạn được soạn thảo bởi Roger Neighbour
+ Tự đánh giá bản thân:
· Là lúc mà dược sĩ tự nhìn nhận lại bản thân và các phản ứng của mình trong cuộc thảo luận vừa qua. Nó có thể thông qua một cuộc trò chuyện ngắn với một đồng nghiệp, hoặc ít nhất là một vài phút tự nhận thức về bản thân, về những ảnh hưởng mà cuộc thảo luận vừa qua đã mang lại.
Create a free account and access millions of resources
Similar Resources on Quizizz
20 questions
NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC (Trích Đến hiện đại từ truyền thống)

Flashcard
•
12th Grade
30 questions
Đo lường đánh giá

Flashcard
•
University
25 questions
Chương 2 Quản trị nguồn nhân lực

Flashcard
•
University
23 questions
ÔN TẬP THI CUỐI KÌ TRIẾT HỌC MÁC - LÊ NIN

Flashcard
•
University
21 questions
Độc quyền nhóm 8

Flashcard
•
KG
23 questions
Flashcard về Chiến lược Nội dung

Flashcard
•
KG - University
25 questions
Câu hỏi QPAN

Flashcard
•
University
20 questions
MAERSK VÀ CẢNG CÁI MÉP ( CMIT )

Flashcard
•
University
Popular Resources on Quizizz
20 questions
math review

Quiz
•
4th Grade
20 questions
Math Review - Grade 6

Quiz
•
6th Grade
20 questions
Reading Comprehension

Quiz
•
5th Grade
20 questions
Types of Credit

Quiz
•
9th - 12th Grade
20 questions
Taxes

Quiz
•
9th - 12th Grade
10 questions
Human Body Systems and Functions

Interactive video
•
6th - 8th Grade
19 questions
Math Review

Quiz
•
3rd Grade
45 questions
7th Grade Math EOG Review

Quiz
•
7th Grade
Discover more resources for Other
20 questions
Summer

Quiz
•
KG - University
6 questions
Railroad Operations and Classifications Quiz

Quiz
•
University
47 questions
2nd Semester 2025 Map Final

Quiz
•
KG - University
43 questions
Science 5th Grade EOG Review #3

Quiz
•
KG - University
24 questions
Cartoon Characters

Quiz
•
KG - University
9 questions
What is your personality?

Quiz
•
University
10 questions
El Presente

Quiz
•
1st Grade - University
32 questions
NC Biology EOC Review : Heredity, Genetics, Biotechnology

Quiz
•
KG - University