Chữ người tử tù

Chữ người tử tù

Assessment

Quiz

Created by

Trần DN)

Others

10th Grade

23 plays

Medium

Student preview

quiz-placeholder

39 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 1: Tác giả Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào?
A. Gia đình công chức.
B. Gia đình có truyền thống yêu nước.
C. Gia đình nông dân.
D. Gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn.

2.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 2: Dòng nào sau đây không phải là nhận định đúng về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)?
A. Là người mang cái đẹp của tài hoa, hòa hợp với cái đẹp của khí phách, “thiên lương”.
B. Là người mang chí lớn không thành, nhưng trước sau vẫn coi thường gian truân, khổ ải, xem khinh cái chết dù biết nó đã kề bên, tư thế luôn hiên ngang, lồng lộng trên cái nền xám xịt của ngục tù.
C. Là người có nhân cách, có lương tâm. Nhưng trong một thời đại nhiễu nhương, ông phải đành lòng phục vụ cho một triều đại suy thoái.
D. Tư thế, suy nghĩ, cách ứng xử, hành động của ông là vẻ đẹp của một nhân cách hiên ngang, bất khuất toả sáng giữa đêm tối của một xã hội tù ngục vô nhân đạo.

3.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 3: Điền từ vào chỗ trống theo đúng thứ tự sắp xếp trong đoạn văn sau: “Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ thành công hình tượng ... – một con người ..., có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về ..., khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng ...”
A. Huấn Cao – tài hoa – cái đẹp – yêu nước.
B. Huấn Cao – khí phách – tình người – yêu nước.
C. Quản ngục – yêu cái đẹp – cái tôi – thủy chung.
D. Quản ngục – ngay thẳng – cái đẹp– thương dân.

4.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 4: Điền từ vào chỗ trống theo đúng thứ tự sắp xếp trong đoạn văn nghị luận sau: “Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, bên cạnh nhân vật Huấn Cao, ta còn thấy hiện lên nhân vật ... biết trọng người và biết quý người ..., viên quản ngục là một ... trong trẻo chen giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.”
A. Thầy Thơ lại – ngay thẳng – thanh âm.
B. Thầy Thơ lại – tình nghĩa – tiếng đàn.
C. Quản ngục – ngay thẳng – thanh âm.
D. Quản ngục – yêu nước – viên ngọc.

5.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 5: Điền từ vào chỗ trống theo đúng thứ tự sắp xếp trong đoạn văn sau: “Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là ..., in năm 1939 trên tạp chí ... sau được tuyển in trong tập truyện ... và đổi tên thành Chữ người tử tù.”
A. Dòng chữ cuối cùng – Sông Đà – Vang bóng một thời.
B. Một chuyến đi – Tao đàn – Đường vui.
C. Dòng chữ cuối cùng – Tao đàn – Vang bóng một thời.
D. Tình chiến dịch – Sông Đà – Một chuyến đi.

6.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 6: Trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) có đoạn: “Trong đề lao ngày đêm của tử tù đợi phút cuối cùng, đúng như lời thơ xưa, vẫn đằng đẵng như nghìn năm ở ngoài”. “Lời thơ xưa” ở đây gần với nội dung câu nào dưới đây?
A. “Sầu đong càng lắc càng đầy; Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”.
B. “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề”.
C. “Thân thế tại ngục trung; Tinh thần tại ngục ngoại”.
D. “Nhất nhật tại tù; Thiên thu tại ngoại”.

7.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 7: Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân): “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người” là gì?
A. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
B. Thầy Quản không nên treo tấm lụa trắng ở chốn ngục tù, vì sẽ làm bẩn tấm lụa.
C. Chốn ngục tù dơ bẩn không phù hợp với tuổi tác và tính cách của Quản Ngục.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Explore all questions with a free account

or continue with
Microsoft
Apple
Others
By signing up, you agree to our Terms of Service & Privacy Policy
Already have an account?