Tin Học 12 Đúng Sai

Tin Học 12 Đúng Sai

12th Grade

8 Qs

quiz-placeholder

Similar activities

Kiểm tra môn Lịch sử

Kiểm tra môn Lịch sử

12th Grade

10 Qs

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1st Grade - Professional Development

11 Qs

KT Miệng - LS 12 (BÀI 21)

KT Miệng - LS 12 (BÀI 21)

12th Grade

10 Qs

Câu hỏi ôn tập tổng kết

Câu hỏi ôn tập tổng kết

12th Grade

10 Qs

K12- khởi động bài 4

K12- khởi động bài 4

12th Grade

10 Qs

Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

12th Grade - University

10 Qs

ÔN LSVN 1975 - 2000 (1)

ÔN LSVN 1975 - 2000 (1)

12th Grade

10 Qs

Tiết41 ôn tập nguyên nhân thắng lợi của k/c chống Mĩ

Tiết41 ôn tập nguyên nhân thắng lợi của k/c chống Mĩ

1st - 12th Grade

10 Qs

Tin Học 12 Đúng Sai

Tin Học 12 Đúng Sai

Assessment

Quiz

History

12th Grade

Hard

Created by

Ben OZ

FREE Resource

8 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a), b), c), d), học sinh chọn đúng hoặc sai.

"Con đường của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào, ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên. Hiện nay, phương hướng chủ động tích cực, có lợi nhất cho sự nghiệp cách mạng của cả nước là luôn luôn giương cao ngọn cờ hòa bình vì chính nghĩa, đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao, buộc địch phải thi hành Hiệp định để thắng địch".

(Văn kiện Đảng toàn tập (Tập 34), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 13/10/1973), NXB Chính trị Quốc gia, 2001, tr.661-662).

Chọn câu đúng

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương đấu tranh chính trị là chủ yếu.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 và 21 của Ban Chấp hành Trung ương đều chủ trương đấu tranh trên cả ba mặt trận.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tạo điều kiện để quân dân miền Nam tiếp tục tiến công địch.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 và 21 của Ban Chấp hành Trung ương đều chủ trương sử dụng bạo lực trong cách mạng.

2.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a), b), c), d), học sinh chọn đúng hoặc sai.

“… Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, … Con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đỗ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”.

(Đảng Lao động Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1959), trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 20, NXB Chinh trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.82).

Chọn Câu Đúng

Trước khi Nghị Quyết 15 ra đời, nhân dân miền Nam Việt Nam chủ yếu đấu tranh chống Mỹ - Diệm bằng hình thức chính trị.

Nghị quyết 15 chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, thể hiện đúng đắn độc lập, tự chủ và quyết đoán của Đảng.

Sau khi Nghị quyết 15 đã dẫn đến cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam trên khắp Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” chính là biểu hiện cụ thể, sinh động của sự vận dụng sáng tạo Nghị quyết 15 vào phong trào cách mạng ở miền Nam.

3.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a), b), c), d), học sinh chọn đúng hoặc sai.

"Vì vậy, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà […] Trong sự nghiệp hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà, đồng bào ta ở miền Nam có nhiệm vụ trực tiếp đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và bọn tay sai của chúng để giải phóng miền Nam".

(Văn kiện Đảng toàn tập (Tập 20), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2001, tr.917)

Chọn Câu Đúng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng xác định cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc Iần thứ III đã chỉ ra nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước chống ngoại xâm.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng xác định cách mạng miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp vì trực tiếp chống Pháp.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng chưa nêu nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền mà nêu nhiệm vụ cụ thế từng miền.

4.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a), b), c), d), học sinh chọn đúng hoặc sai.

"Vì vậy, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà […] Trong sự nghiệp hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà, đồng bào ta ở miền Nam có nhiệm vụ trực tiếp đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và bọn tay sai của chúng để giải phóng miền Nam".

(Văn kiện Đảng toàn tập (Tập 20), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2001, tr.917)

Chọn Câu Đúng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đã chỉ ra vai trò cách mạng của hai miền Nam, Bắc.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng xác định cách mạng hai miền có mối quan hệ độc lập tách rời nhau.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng xác định nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng là đi lên xã hội chủ nghĩa.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng xác định cách mạng miền Nam quyết định trực tiếp thắng lợi của cách mạng miền Nam

5.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a), b), c), d), học sinh chọn đúng hoặc sai.

"Các giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và tầng lớp trí thức tư sản ở miền Nam chưa được cải tạo theo chủ nghĩa xã hội. Bọn tay sai của đế quốc bên ngoài đang cấu kết với bọn phản cách mạng trong nước, kể cả bọn phản động đội lốt tôn giáo và bọn trùm phong kiến phản động trong các dân tộc thiểu số, nhằm chống lại ta. Nếu chúng ta không cảnh giác đề phòng, thì chúng có thể tập hợp lại để phá hoại cuộc tổng tuyển cử hoặc ít nhất cũng nhân cơ hội tổng tuyển cử mà phản tuyên truyền ta”.

(Văn kiện Đảng toàn tập (Tập 37), Chỉ thị của Bộ Chính trị ngày 3/1/1976 về lãnh đạo cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước, NXB Chính trị Quốc gia, 2001, tr.5).
Chọn Câu Đúng

Sau năm 1975, đất nước Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thử thách.

Sau năm 1975, thù trong giặc ngoài tăng cường các hoạt động phá hoại.

Sau năm 1975, đất nước sạch bóng kẻ thù, nhân dân phấn khởi sản xuất.

Sau năm 1975, các thế lực chống phá cách mạng đã gục ngã hoàn toàn.

6.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a), b), c), d), học sinh chọn đúng hoặc sai.

"Ở vùng biên giới Tây Nam, hầu như ta không có bộ binh thường trực, nên những tháng đầu năm 1977, khi bị quân Pôn Pốt tấn công bất ngờ, ta rơi vào thế bị động và chịu nhiều tổn thất lớn. Bên cạnh đó, phía Việt Nam vẫn hi vọng về một phương pháp đàm phán hoà bình để giải quyết các xung đột. Tuy nhiên, tập đoàn Pôn Pốt tiến công ngày một mạnh mẽ hơn buộc quân đội Việt Nam phải mở cuộc phản công vào cuối năm 1977".

(Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam thường thức, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2014).

Chọn Câu Đúng

Sau khi miền Nam được giải phóng, mối quan hệ giữa Việt Nam với Campuchia có nhiều diễn biến phức tạp.

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân dân Việt Nam tiếp tục thực hiện cuộc đấu tranh tự vệ để bảo vệ tổ quốc.

Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại bọn Pôn Pốt là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Hành động tấn công Việt Nam của Pôn Pốt vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

7.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a), b), c), d), học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam đã đẩy lùi, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược lãnh thổ Việt Nam của tập đoàn pôn Pốt – Iêng Xari, tạo điều kiện để quân và dân ta tiếp tục hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia giải phóng đất nước, giữ vững thành quả của cách mạng; đồng thời chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới phía Bắc”.

(Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 13: Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 2000), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr. 162).

Chọn Câu Đúng

Trong những năm 70 - 80 của thế kỉ XX, nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và phía Bắc

Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Việt Nam không chỉ diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam mà còn diễn ra trên lãnh thổ Cam-pu-chia.

Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam thắng lợi đã tạo điều kiện tiên quyết để nhân dân ta thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.

Các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của nhân dân Việt Nam có sự tương đồng về bối cảnh lịch sử, tính chất điển hình và đối tượng tác chiến.

8.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a), b), c), d), học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Hậu quả của chiến tranh chưa khắc phục xong, thì hành động xâm lấn và phá rối của bọn phản động…lại gây thêm khó khăn, thiệt hại cho nền kinh tế, buộc ta phải tăng chi phí quốc phòng. Thiên tai nặng trong hai năm 1977, 1978 gây mất mùa liên tiếp, làm hao hụt một khối lượng lớn lương thực”.

(Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 25-12-1978, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nhiệm vụ kinh tế năm 1979)

Chọn Câu Đúng

“Hậu quả của chiến tranh chưa khắc phục xong” được đề cập ở Nghị quyết 13 là hậu quả của cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với kinh tế, xã hội nước ta.

Năm 1977 - 1978, nhân dân Việt Nam vừa tiến hành chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam, vừa tiến hành chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.

Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam từ sau tháng 4/1975 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn.

Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội là thuận lợi duy nhất của Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975.