MRS HOA_LS12_BÀI 9_ĐS

MRS HOA_LS12_BÀI 9_ĐS

7th Grade

10 Qs

quiz-placeholder

Similar activities

TỔNG KẾT VHVN 30-45

TỔNG KẾT VHVN 30-45

1st - 7th Grade

7 Qs

Các nước Đông Nam Á

Các nước Đông Nam Á

1st - 12th Grade

5 Qs

Tiên xinh đẹp

Tiên xinh đẹp

1st Grade - University

10 Qs

em têu tổ quốc Việt Nam

em têu tổ quốc Việt Nam

5th - 10th Grade

7 Qs

Rung chuông vàng

Rung chuông vàng

1st Grade - Professional Development

15 Qs

7B2

7B2

7th Grade

13 Qs

Các nước châu Á

Các nước châu Á

1st - 12th Grade

10 Qs

Bài: Cảnh khuya

Bài: Cảnh khuya

7th Grade

10 Qs

MRS HOA_LS12_BÀI 9_ĐS

MRS HOA_LS12_BÀI 9_ĐS

Assessment

Quiz

English

7th Grade

Hard

Created by

Mr. OCEAN TEAM 212

FREE Resource

10 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây: Các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện qua đường lối và sách lược cách mạng đúng đắn, phù hợp ở từng thời kỳ như: Vừa kháng chiến vừa kiến quốc tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao.... Nghệ thuật quân sự nổi bật trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 là tiến hành chiến tranh nhân dân; Kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy đánh địch bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận); Phối hợp giữa mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch; Kết hợp chặt chẽ ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích),...

Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ 1945 mang tính chính nghĩa, tính nhân dân.

Chính trị, quân sự, binh vận là 3 mặt trận trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Lực lượng vũ trang ba thứ quân là nòng cốt của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ 1945 đều kết thúc bằng giải pháp ngoại giao.

2.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây: Sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được biểu hiện thông qua việc tổ chức, phát huy nội lực của toàn dân, đồng thời tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài và sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Việc kết hợp yếu tố nội lực trong nước với sức mạnh thời đại sẽ góp phần nhân lên sức mạnh tổng hợp của quốc gia.

Tư liệu trên nói về một trong những bài học kinh nghiệm của các cuộc kháng chiến.

Sức mạnh thời đại là yếu tố chủ quan quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

Trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay, sức mạnh nội lực giữ vai trò quyết định.

Sức mạnh tổng hợp quốc gia phải lấy việc tăng cường lực lượng quân sự là trung tâm.

3.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa... bảo vệ hòa bình, an ninh, văn hóa, pháp luật, tính uy nghiêm và biểu tượng quốc gia tại biên giới, cửa khẩu. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác; bảo vệ, phòng thủ vững chắc biên giới quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới và cả nước.

Tư liệu trên nói về quan điểm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam ngày nay.

Lực lượng duy nhất bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên bộ là bộ đội biên phòng.

Việt Nam coi trọng gắn củng cố quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội.

Cần xây dựng lực lượng, sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết mọi tranh chấp biên giới.

4.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây: Từ giữa năm 1975, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trở nên căng thẳng. Sau đó, Trung Quốc đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kỹ thuật, gây ra vấn đề người Hoa ở Việt Nam, khiêu khích xâm phạm biên giới phía Bắc của Việt Nam.

Sáng ngày 17/02/1979, Trung Quốc huy động 32 sư đoàn (60 vạn quân), tiến công toàn bộ sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc đã đứng lên chiến đấu. Nhiều trận chiến quyết liệt đã nổ ra ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai... đã làm thất bại mục tiêu đánh nhanh thắng nhanh của quân đội Trung Quốc.

Đưa quân tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam của Trung Quốc là hành động xâm lược.

Nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh 1979 là do Việt Nam thực hiện đàn áp người Hoa.

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng thiệt hại lớn.

Chiến tranh biên giới phía Bắc đã buộc Việt Nam chấp nhận đàm phán với Trung Quốc.

5.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

          Giai đoạn 1 (từ ngày 30/4/1977 đến ngày 5/1/1978): Quân Pôn Pốt tấn công nhiều tuyến biên giới, tàn sát dân thường ... Cùng với việc tổ chức lực lượng vũ trang đánh lui quân địch, Đảng và Nhà nước Việt Nam nỗ lực hoạt động ngoại giao nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình.        Giai đoạn 2 (từ ngày 6/1/1978 đến ngày 7/1/1979): Quân Pôn Pốt tiến hành xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. Ngày 22/12/1978, quân Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tấn công quy mô lớn vào Tây Ninh. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân Việt Nam mở cuộc tổng phản công, làm tan rã đại bộ phận quân chủ lực đối phương. Theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam cùng quân dân Cam-pu-chia đánh chính quyền Pol Pot. Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnom Penh (Campuchia)được hoàn toàn giải phóng.

Tư liệu trên nói về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam.

Cuộc chiến đấu chống Pôn Pốt của Việt Nam được thế giới hết sức ủng hộ.

Quân dân Việt Nam góp phần quyết định để giải phóng nhân dân Cam-pu-chia.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam đã bảo vệ vững chắc biên giới.

6.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

          Tư liệu 1: Ngày 14/3/1988, quân Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao của Việt Nam, Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biển đảo, hàng chục chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Liên hợp quốc về vấn đề này.

          Tư liệu 2: Năm 2014, Trung Quốc dùng giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, Nhân dân cả nước cùng các lực lượng chức năng phối hợp đấu tranh quyết liệt, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tư liệu 1 và 2 đề cập đến hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc.

Năm 1988, Trung Quốc đánh và chiếm giữ toàn bộ quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Năm 2014, Việt Nam đấu tranh quyết liệt, theo luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền.

Từ 2014 đến nay, Trung Quốc không còn hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

7.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

    “Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, chính quyền Cam-pu-chia Dân chủ do Pôn Pốt cầm đầu đã thực hiện chính sách diệt chủng đối với đồng bào Cam-pu-chia, đồng thời tiến hành những hành động phiêu lưu quân sự chống Việt Nam.

    Miền Nam Việt Nam vừa được giải phóng thì tập đoàn Pôn Pốt đã mở ngay những cuộc hành quân khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam như chiếm đảo Phú Quốc ngày 3-5-1975, Thổ Chu ngày 10-5-1975 và xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ khác dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Từ tháng 4-1977, tập đoàn Pôn Pốt tăng cường những cuộc hành quân lấn chiếm, mở rộng dần thành cuộc chiến tranh lớn trên toàn tuyến biên giói Tây Nam...

    Để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quân và dân Việt Nam đã đánh trả quyết liệt, tiêu diệt toàn bộ cánh quân xâm lược. Cuộc tiến công quy mô lớn của tập đoàn Pôn Pốt hoàn toàn bị đập tan. Chiến thắng biên giới Tây Nam đã đè bẹp ý đồ xâm lược của tập đoàn Pôn Pốt, giáng một đòn mạnh vào lực lượng quân đội của chúng, tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia thắng lợi”.

     (Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 4, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr.483, 485)

Sau khi lên nắm quyền ở Cam-pu-chia (4-1975), chính quyền Pôn Pốt đã phát động chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam.

Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam đã tạo thời cơ thuận lợi cho nhân dân Cam-pu-chia lật đổ ách cai trị của tập đoàn Pôn Pốt.

Chiến thắng của quân dân Việt Nam trước quân Pôn Pốt là thắng lợi của chủ trương đánh nhanh, thắng nhanh, không bị tổn thất người và của.

Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam cho thấy sức mạnh chính nghĩa của quân dân Việt Nam, không chỉ có ý nghĩa trong nước mà còn góp phần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

Create a free account and access millions of resources

Create resources
Host any resource
Get auto-graded reports
or continue with
Microsoft
Apple
Others
By signing up, you agree to our Terms of Service & Privacy Policy
Already have an account?