Thg bồ nè

Thg bồ nè

10th Grade

10 Qs

quiz-placeholder

Similar activities

ÔN TẬP BÀI 12 - SỬ 10

ÔN TẬP BÀI 12 - SỬ 10

10th Grade

11 Qs

Câu hỏi ôn tập Bài 13

Câu hỏi ôn tập Bài 13

10th Grade

10 Qs

Bài 8 và 9

Bài 8 và 9

10th Grade - University

11 Qs

Trắc nghiệm Lịch sử giữa kì 2 - bài 10

Trắc nghiệm Lịch sử giữa kì 2 - bài 10

10th Grade

10 Qs

Văn minh Phù Nam

Văn minh Phù Nam

10th Grade

9 Qs

VĂN MINH ĐÔNG NAM Á

VĂN MINH ĐÔNG NAM Á

9th - 12th Grade

10 Qs

Văn minh Cham-pa

Văn minh Cham-pa

9th - 12th Grade

10 Qs

ÔN TẬP BÀI 8 LỊCH SỬ 10 HK1

ÔN TẬP BÀI 8 LỊCH SỬ 10 HK1

10th Grade

10 Qs

Thg bồ nè

Thg bồ nè

Assessment

Passage

History

10th Grade

Hard

Created by

Cd Ab

Used 4+ times

FREE Resource

10 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE CHOICE QUESTION

30 sec • 1 pt

 Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Chăm – pa là một trong những nền văn hóa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, tôn giáo và văn hóa – nghệ thuật. Nghệ thuật kiến trúc đền tháp cũng như các tác phẩm điêu khắc Chăm – pa ở Thừa Thiên Huế đều nằm trong truyền thống chung của nghệ thuật Chăm – pa ở miền Trung…..; đề tài thể hiện trên các tác phẩm điêu khắc Chăm – pa ở khu vực phản ánh một cách đậm nét nội dung tư tưởng trong thần thoại Ấn Độ. Đó là hệ thống thần linh trong Hin – đu giáo như Si – va, Bra – ma, Vít – xnu, Pa – va – ti, các vị thần tám phương bốn hướng, Ra – va – na hay các con vật huyền thoại như bò thần Nan – đin, chim thần Ga – ru – đa, thủy quái Ma – ka – ra”.

(Nguyễn Văn Quảng, “Các di tích đền tháp Chăm – pa ở Thừa Thiên Huế: Tư liệu và nhận thức”, in trong Những vấn đề lịch sử và văn hóa Chăm – pa, NXB Thế giới, Hà Nội, 2021, tr.81 – 82)

Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn minh Chăm – pa trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tôn giáo, văn hóa – nghệ thuật.

Chỉ có nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Chăm – pa ở Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ.

Các nhân vật trong thần thoại Ấn Độ đã trở thành đề tài chủ yếu trong các tác phẩm điêu khắc của cư dân Chăm – pa

c vị thần như Si – va, Bra – ma, Vít – xnu được thờ tự trong đền tháp Chăm đều là các vị thần của đạo Hin – đu và đạo Phật.

2.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Hình thành trên một không gian tương đối rộng lớn với cả ba vùng cảnh quan đồng thời là ba không gian sinh thái tự nhiên: núi rừng, châu thổ và duyên hải, các di tích văn hóa Chăm tìm được ở miền Trung trải dọc từ Quảng Bình (di tích Cao Lao Hạ) ở phía bắc đến Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai ở phía nam. Trong các vòng tiếp giao xã hội và văn hóa rộng lớn đó, dấu tích văn hóa Chăm còn được phát hiện trên vùng cao nguyên hiện nay như các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng,…”

(Nguyễn Văn Kim, Biển Việt Nam và các mối giao thương biển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2019, tr.146 – 147)

Vương quốc Chăm  - pa là một quốc gia rộng lớn có lãnh thổ trải rộng từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam.

Văn minh Chăm - pa được hình thành trên một không gian rộng lớn với nhiều loại địa hình.

Hiện nay, các di tích văn hóa Chăm không chỉ được tìm thấy ở các tỉnh miền Trung mà còn được tìm thấy ở nhiều tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

Di tích Cao Lao Hạ thuộc khu vực Nam Trung Bộ được tìm thấy là một trong các di tích thuộc văn hóa Chăm – pa.

3.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

ọc đoạn tư liệu sau đây:

“Cũng như nhiều nước phương Đông, nước Chăm – pa theo thể chế quân chủ chuyên chế. Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Các quan lại thấy vua phải quỳ, vái, chỉ có vua được ở nhà có lầu cao, mặc áo gấm, đi kiệu có che lọng trắng. Vua là người duy nhất có quyền ban cấp đất đai cho đền chùa. Giúp việc cho vua có một số q Văn minh Chăm - pa được hình thành trên một không gian rộng lớn với nhiều loại địa hình.

uan lại cao cấp như Tể tướng, hai đại thần, một người đứng đầu quan văn và một người đứng đầu quan võ”.

                   (Nghiêm Đình Vỳ (Chủ biên), Tìm hiểu kiến thức lịch sử 10, NXB Giáo dục, 2008, tr.66)

Thể chế chính trị của vương quốc Chăm – pa có sự tương đồng với nhiều nước ở phương Đông lúc bấy giờ.

Giống như quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, thể chế chính trị của vương quốc Chăm – pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ.

 Ở vương quốc Chăm – pa, vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao và thường được đồng nhất với một vị thần.

 Ở vương quốc Chăm – pa, vua nắm quyền hành trên tất cả mọi mặt, đồng thời là người sở hữu tối cao về mặt ruộng đất

4.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Để thấy rõ hơn nếp nghĩ và tập quán của cư dân cổ Phù Nam, cũng nên nhắc lại “những mảnh vàng”. Có hàng ngàn mảnh vàng nhỏ mỏng được các cá nhân hay tập thể tín chủ thành kính đặt vào đáy trụ giới (si – ma) của mỗi ngôi đền, là giới hạn lãnh địa của thần thánh với mong mỏi góp công đức và cầu xin được phù hộ… Một hệ thống tượng thờ Phật giáo và Hin – đu giáo, chủ yếu là nhánh Vít – xnu xuất hiện, làm thành trường phái nghệ thuật Phù Nam trong khung niên đại Phù Nam, tượng trưng cho đỉnh cao văn hóa Phù Nam độc đáo, đặc sắc, vượt trội trong toàn khu vực, xứng đáng khẳng định nền văn hóa Phù Nam tương xứng với vị trí cường quốc kinh tế - xã hội, “trung tâm liên giới”, niềm tự hào của người Phù Nam, của Vương quốc Phù Nam.

(Lương Ninh, Nước Phù Nam, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr.116 – 117).

Đoạn tư liệu cung cấp các dẫn chứng để chứng minh Phù Nam là một cường quốc kinh tế - xã hội trong khu vực Đông Nam Á.

Cư dân cổ Phù Nam có tập quán đặt “những mảnh vàng” vào đáy trụ giới của mỗi ngôi đền với mong ước được thần thánh che chở và phù hộ.

Nghệ thuật Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Hoa.

Văn hóa Phù Nam là một nền văn hóa độc đáo, đặc sắc, vượt trội trong khu vực Đông Nam Á.

5.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Cùng với quần thể di tích văn hóa Óc Eo, hàng trăm di tích thuộc nền văn hóa này với nhiều loại hình di chỉ khác nhau (di chỉ cư trú, di chỉ kiến trúc tôn giáo, di chỉ mộ táng,…) ở Nam Bộ đã được khai quật, nghiên cứu. Qua đó, không chỉ làm sáng tỏ về một nền văn hóa cổ rực rỡ đã từng tồn tại ở vùng đất Nam Bộ gắn liền với nhà nước Phù Nam, mà còn cho thấy sức lan tỏa rộng lớn của văn hóa Óc Eo đến toàn khu vực Đông Nam Á cổ đại. Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam là một bộ phận của văn hóa, lịch sử Việt Nam. Khám phá nền văn minh Phù Nam sẽ giúp nhận thức đầy đủ hơn về Nam Bộ Việt Nam thời cổ đại; đồng thời, mở ra những khám phá thú vị về lịch sử cổ đại Đông Nam Á và thế giới”.

                                                              (Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ chân trời sáng tạo, tr. 80)

 Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về thành tựu của ngành khảo cổ học trong quá trình nghiên cứu về văn minh Phù Nam.

 Những thành tựu của văn minh Phù Nam chỉ có thể được phục dựng thông qua các di chỉ khảo cổ học

Văn minh Phù Nam không chỉ là một bộ phận của lịch sử, văn hóa Việt Nam mà còn có ảnh hưởng rộng lớn đến toàn khu vực Đông Nam Á.

 Trong việc nghiên cứu về lịch sử cổ đại Đông Nam Á, việc tìm hiểu, khám phá nền văn minh Phù Nam có vai trò quan trọng.

6.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

 Đọc đoạn tư liệu sau đây

“Nền văn minh của người Việt cổ với biểu tượng trống đồng Đông Sơn thực chất là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước dựa trên nền tảng cộng đồng xóm làng và một cơ cấu chính trị nhà nước phôi thai; không những đã vươn tới một trình độ phát triển khá cao, mà còn xác lập lối sống Việt Nam, truyền thống Việt Nam, đặt cơ sở vững chắc cho toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc gia - dân tộc sau đó”.

          (Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch Sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 173)

. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về quá trình xác lập các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

“Nền văn minh của người Việt cổ với biểu tượng trống đồng Đông Sơn” được nhắc đến trong đoạn tư liệu chính là nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Bản chất của “nền văn minh của người Việt cổ với biểu tượng trống đồng Đông Sơn” là một nền văn minh lấy kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo với bộ máy chính quyền đơn giản, sơ khai.

Toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc gia - dân tộc Việt Nam sau này phụ thuộc hoàn toàn vào nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ.

7.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”

                                                                                                                                  (Ca dao)

Lễ hội đền Hùng tại Phú Thọ được tổ chức vào ngày 10 tháng Ba âm lịch hằng năm. Đây là dịp người dân Việt Nam tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng, thể hiện đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và tinh thần đại đoàn kết. Năm 2012, UNESCO đã ghi danh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Đoạn tư liệu trên đã tóm tắt lại một tác phẩm văn học dân gian của nước ta.

Ngày giỗ tổ mùng 10 tháng Ba âm lịch hằng năm nhằm tưởng nhớ công lao của các Vua Hùng được coi là quốc giỗ của dân tộc ta.

Ngày giỗ tổ mùng 10 tháng Ba âm lịch lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2012 khi tín ngưỡng này được UNESCO ghi danh.

Tín ngưỡng thờ Quốc Tổ Hùng Vương là tín ngưỡng duy nhất của Việt Nam hiện nay đã phát huy cao độ truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Create a free account and access millions of resources

Create resources
Host any resource
Get auto-graded reports
or continue with
Microsoft
Apple
Others
By signing up, you agree to our Terms of Service & Privacy Policy
Already have an account?