Công nghệ

Công nghệ

12th Grade

6 Qs

quiz-placeholder

Similar activities

Khai thác và chế biến lâm sản Tây Nguyên

Khai thác và chế biến lâm sản Tây Nguyên

12th Grade

10 Qs

Bài 7. Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng bững

Bài 7. Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng bững

12th Grade

10 Qs

Quiz về Lâm Nghiệp

Quiz về Lâm Nghiệp

12th Grade

10 Qs

Công nghệ 2021

Công nghệ 2021

6th - 12th Grade

8 Qs

Truyện Muối Của Rừng

Truyện Muối Của Rừng

12th Grade

10 Qs

CHIẾN BINH SIÊU ĐẲNG

CHIẾN BINH SIÊU ĐẲNG

1st Grade - University

9 Qs

TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ

TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ

12th Grade

10 Qs

10 câu văn mở đầu ấn tượng

10 câu văn mở đầu ấn tượng

1st - 12th Grade

10 Qs

Công nghệ

Công nghệ

Assessment

Quiz

Other

12th Grade

Hard

Created by

Ngon Chi

Used 2+ times

FREE Resource

6 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 1: Việt Nam tham gia vào Hiệp định đối tác tự nguyện với Liên minh châu Âu về thực

thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản, gọi tắt là Hiệp định VPA/FLEGT

(Volunteer Partnership Agreement/ Forest Law Enforcement, Governance and Trade). Hiệp

định có hiệu lực từ ngày 1/6/2019 và là Hiệp định thương mại có tính chất ràng buộc pháp lí

nhằm cải thiện quản trị rừng và thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ hợp phát xuất khẩu

từ Việt Nam sang thị trường châu Âu.

(Nguồn: Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ)

Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về Hiệp định VPA/FLEGT?

a. Hiệp định VPA/FLEGT được Chính phủ Việt Nam phê duyệt và Liên minh châu Âu phê

chuẩn vào tháng 6/2019 và có hiệu lực ngay sau đó.

b. Hiệp định VPA/FLEGT không bao gồm các sản phẩm làm từ mây, tre.

c. Mục tiêu của Hiệp định VPA/FLEGT là thiết lập khung pháp lí đảm bảo rằng tất cả sản

phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên minh châu Âu có nguồn gốc và được sản xuất hợp

pháp.

d. Liên minh châu Âu là một thị trường quan trọng của Việt Nam bởi vì các sản phẩm chính

dành cho người tiêu dùng là các sản phẩm gỗ nội và ngoại có giá trị cao.

2.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 2: Ngành lâm nghiệp tiếp tục quản lí rừng bền vững, đảm bảo tỉ lệ che phủ rừng của

nước ta duy trì ở mức từ 42% đến 43%; bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng

sinh học, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái; giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai,

ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, chống suy

thoái đất đai; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo

vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng.

a. Ngành lâm nghiệp có nhiệm vụ quản lí rừng bền vững.

b. Hiện nay, độ che phủ rừng ở nước ta khoảng 43%.

c. Độ che phủ rừng của Việt Nam tăng dần phần lớn nhờ công tác trồng rừng bổ sung, do đó

rừng tự nhiên có xu hướng giảm mạnh.

d. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ lại carbon và giảm lượng khí CO2 trong khí

quyển, giúp duy trì sự cân bằng khí hậu trên Trái Đất.

3.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 4: Được mệnh danh là Kỳ lân châu Á, Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) là một trong những loài thú quý hiếm nhất trên thế giới chỉ sinh sống tại vùng rừng núi hẻo lánh thuộc Trung Trường Sơn Việt Nam và Nam Lào. Nạn phá rừng và các bẫy thú là những mối đe dọanghiêm trọng đối với sao la. “Sao la tượng trưng cho tất cả những điều quan trọng hiện đang bị đe doạ. Nếu chúng ta có thể cứu Sao la, chúng ta sẽ cứu được cảnh quan rừng, đa dạng sinh học và những lợi ích hệ sinh thái mang lại, ví dụ như nguồn nước ngọt mà chúng ta đang phải phụ thuộc vào chẳng hạn. Do đó, đây không chỉ đơn thuần là bảo vệ một loài động vật trong tình trạng nguy cấp. Đây là cuộc chiến nhằm cứu lấy thiên nhiên, các lợi ích sinh thái, sinh kế cộng đồng và tất cả những gì mà loài Sao la đại diện.”

TS. Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam

a. Loài Sao La đại diện cho sự đa dạng sinh thái và tài nguyên rừng ở nước ta.

b. Loài Sao La không nằm trong Sách Đỏ của Việt Nam.

c. Nguyên nhân chính khiến Sao La đứng trên bờ vực tuyệt chủng là do tác động của con

người tới môi trường sống của chúng.

d. Biện pháp tốt nhất để bảo vệ loài Sao La là mở rộng diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng

hộ và nghiêm cấm các hoạt động săn bắn, vận chuyển, mua bán, sử dụng động, thực vật hoang dã, quý hiếm.

4.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 3: Công nghệ chế biến lâm sản (tên Tiếng anh là Wood Technology) được hiểu cơ bản

chính là ngành liên quan đến những vẫn đề về chế biến và khai thác gỗ, những sản vật từ

rừng. Công nghệ chế biến lâm sản bao gồm: khoa học gỗ, công nghệ xẻ gỗ, công nghệ sấy

gỗ, công nghệ bảo quản gỗ và lâm sản, thiết kế sản phẩm gỗ, công nghệ đồ gỗ, công nghệ vật

liệu gỗ, máy và thiết bị chế biến gỗ, công nghệ tự động hoá trong chế biến gỗ, công nghệ chế

biến hoá học gỗ…

Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về công nghệ chế biến lâm sản?

a. Công nghệ chế biến lâm sản là một ngành nghề hạn chế sự sáng tạo của người lao động.

b. Chế biến lâm sản luôn nhận được sự đầu tư lớn từ phía cơ quan Đảng và chính phủ cũng

như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

c. Công nghệ chế biến lâm sản không bao gồm công nghệ giấy và thiết kế đồ gỗ nội thất.

d. Ngành học Công nghệ chế biến lâm sản sẽ giúp người học nắm vững kỹ thuật và có kiến

thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; Có kiến thức quản lý, điều hành,

kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực Công nghệ chế biến lâm sản.

5.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 5: Việc phát triển cây keo một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, sử dụng giống và trồng trênnhững lập địa không phù hợp, kỹ thuật canh tác không bền vững dẫn đến hiệu quả và giá trị kinh tế, môi trường của rừng keo thấp, từ đó dẫn đến những nhận thức sai lệch về vai trò của cây keo. Cây có bộ rễ nông, chất gỗ cũng rất dễ phân hủy, vì cây sinh trưởng quá nhanh và được phát triển trong thời gian rất ngắn nên về tác dụng giữ đất là không nhiều như các loạirừng tự nhiên, cây gỗ lớn. Nguy hại của loài cây này là hút nước rất nhiều, bộ rễ dày đặc nên nơi keo mọc lên thì đất đai rất khô, không khí nóng nực. Ở nơi nào keo được trồng lên thì các loài cây khác không mọc lên được. Vì hiệu quả kinh tế nên dân không ngại gom đất trồng keo, phá rừng tự nhiên...

a. Keo là một loại cây công nghiệp.

b. Nên trồng cây keo thành rừng phòng hộ để bảo vệ đất, nước, môi trường.

c. Thu hoạch keo vào giai đoạn thành thục trong sự phát triển, sinh trưởng của cây.

d. Cây keo mang lại nguồn lợi kinh tế lớn nên trồng keo một cách hợp lí, có kế hoạch, quy

hoạch rõ ràng, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.

6.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Câu 6: Nhà ông Long nằm ở cuối khu hồ chứa nước Văn Hán. Đứng trên sân nhà, phóng tầm mắt ra xa, thấy bốn bề là rừng keo, bạch đàn. Giữa năm 2023, ông Long đã bỏ ra hơn 400 triệu đồng để mua thiết bị bay không người lái. Trước đây, khi chưa có thiết bị này, để phòng trừ sâu bệnh cho rừng cây, ông sử dụng phương pháp phun xịt truyền thống nên mất rất nhiều thời gian và công sức di chuyển. Ông Long cho biết: Trung bình khoảng 30 phút là tôi sẽ phun được 1ha, mỗi ngày máy phun được khoảng 13ha. Cũng nhờ có thiết bị này, cách đây gần 1 tháng, khi phát hiện rừng bạch đàn bị bệnh nấm, rỉ sắt, khiến cây có nguy cơ chết héo, tôi đã phun trừ kịp thời nên bệnh không bị lan rộng ra các khoảnh rừng khác. Ngoài việc phun thuốc trừ sâu, ông Long còn sử dụng thiết bị bay để bón phân, chở cây giống và chở thuê cho các hộ có nhu cầu. Ông bảo, thời đại 4.0 rồi, những người nông dân như chúng tôi cũng cần học cách ứng dụng khoa học - công nghệ để giảm sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất…

a. Ứng dụng khoa học - công nghệ vào chăm sóc cây rừng giúp giảm sức lao động, tăng hiệu

quả sản xuất.

b. Các thiết bị công nghệ hiện đại rất khó sử dụng trong chăm sóc rừng.

c. Thiết bị máy bay không người lái có thể phun thuốc trừ sâu, bón phân, chở cây giống,...

một cách thuận tiện và nhanh chóng và giá thành lại rẻ hơn so với các thiết bị thông thường.

d. Ngoài thiết bị máy bay không người lái, ta có thể ứng dụng các công nghệ như Big Data,

hệ thống tưới nước tự động, IoT,...