Đ/S L. sử 12_HKII

Đ/S L. sử 12_HKII

Assessment

Quiz

History

12th Grade

Hard

Created by

Quynhh Tranq

FREE Resource

Student preview

quiz-placeholder

15 questions

Show all answers

1.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

          “Tháng 7 - 1925, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, một đoàn thể có tính chất quốc tế bao gồm người Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, In-đô-nê-xi-a, Miến Điện, Tuyên ngôn của Hội khẳng định con đường duy nhất để xóa bỏ sự áp bức chỉ có thể là liên hiệp các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức và giai cấp vô sản toàn thế giới, áp dụng những phương pháp cách mạng để lật đổ đế quốc thực dân”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 75)

a. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông khi đang hoạt động ở Trung Quốc.

b. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông là tổ chức đầu tiên Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập.

c. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông là một tổ chức quốc tế lớn tập hợp tất cả các dân tộc châu Á.

d. Với Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, Nguyễn Ái Quốc gắn cách mạng Việt Nam với thế giới.

2.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

          “Chúng ta có bổn phận ủng hộ Liên Xô kháng chiến! Hãy đoàn kết để tranh đấu kỷ niệm Cách mệnh tháng Mười đã đẻ ra Liên Xô. Tranh đấu ủng hộ Liên Xô tức là tranh đấu chống phát xít Pháp - Nhật, chống chính sách lừa bịp và ăn cướp của chúng. Tranh đấu ủng hộ Liên Xô tức là tranh đấu chống sinh hoạt đắt đỏ, đòi công ăn việc làm.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 75)

a. Tư liệu trên nói về một trong những chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1939 - 1945.

b. Đảng chủ trương đưa lực lượng trong nước sang giúp đỡ Nhân dân Liên Xô chống Đức.

c. Đảng coi việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh trong nước là một biện pháp để giúp đỡ Liên Xô.

d. Với chủ trương trên, cách mạng Việt Nam đã góp phần vào cuộc chiến chống phát xít.

3.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

          “Thông qua mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện rõ chủ trương đứng về phía lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống quân phiệt Nhật Bản, đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Đại diện của Mặt trận Việt Minh tiếp xúc với đại diện của Trung Hoa Dân quốc, bàn về kế hoạch phối hợp chống quân phiệt Nhật Bản, cử đại biểu tham gia Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội - một tổ chức của người Việt Nam hoạt động ở phía nam Trung Quốc. Đối với phái bộ Mỹ ở phía nam Trung Quốc, đại diện của Mặt trận Việt Minh chủ động bắt liên lạc để thiết lập quan hệ và hợp tác chống quân phiệt Nhật Bản. Cuối tháng 4 - 1945, sự hợp tác giữa Việt Minh và Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS) tại châu Á được xác lập.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 76).

a. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Minh đứng về phe Đồng minh chống phát xít.

b. Việt Minh đã chủ động liên lạc với Mỹ, Trung Quốc và để hợp tác chống phát xít Nhật.

c. Từ giai đoạn này, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ đã chính thức được xác lập.

d. Việt Minh đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

4.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Kiên trì chính sách hữu nghị và láng giêng tốt với nhân dân Trung Quốc, chúng ta chủ trương khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau và giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng con đường thương lượng”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 86).

a. Từ sau năm 1945, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là hữu nghi, hợp tác toàn diện.

b. Tranh chấp chủ quyền Việt Nam và Trung Quốc đều giải quyết bằng thương lượng.

c. Từ sau năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc tiến hành bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

d. Việt Nam chủ trương duy trì quan hệ hòa bình, tôn trọng lẫn nhau với Trung Quốc.

5.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Phong trào Không liên kết (NAM) là một tổ chức quốc tế của các quốc gia không thuộc hoặc không chống lại bất kỳ khối nước lớn nào. Tố chức này ra đời ngày 01 - 9 - 1961 với các nguyên tắc đóng vai trò nền tảng gồm: 1. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; 2. Không xâm lược lẫn nhau; 3. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau 4. Bình đẳng và hai bên cùng có lợi; 5. Cùng tồn tại hòa bình.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 87).

a. Việt Nam là một trong những thành viên tích cực của phong trào Không liên kết.

b. Phong trào Không liên kết nhằm tạo ra đối trọng với các cường quốc như Mỹ - Xô.

c. Phong trào Không liên kết tập hợp các nước nhỏ, yếu về chính trị, kinh tế, quân sự.

d. Phong trào Không liên kết có mục đích hoạt động trên cơ sở hiến chương Liên hợp quốc.

6.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Ngày 05/7/1976, Việt Nam công bố “Chính sách bốn điểm” trong quan hệ với các nước Đông Nam Á:

1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình.

2. Không để lãnh thổ nước mình cho bất cứ nước ngoài nào sử dụng làm căn cứ xâm lược và can thiệp vào các nước khác trong khu vực.

3. Thiết lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hóa trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Giải quyết những vấn đề tranh chấp giữa các nước trong khu vực thông qua thương lượng theo tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

4. Phát triển hợp tác vì sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng mỗi nước vì lợi ích độc lập dân tộc, hòa bình, trung lập thật sự ở Đông Nam Á, góp phần vào sự nghiệp hòa bình trên thế giới.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 87).

a. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Đông Nam Á là hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

b. Sau năm 1975, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trong khu vực.

c. Vấn đề Cam-pu-chia đã góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và khu vực.

d. Sau năm 1975, Việt Nam có nhiều cố gắng cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực.

7.

MULTIPLE SELECT QUESTION

45 sec • 1 pt

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Tiếp tục mở rộng, làm sâu sắc hơn quan hệ và tạo thế đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác. Với các đối tác quan trọng, nhất là các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện phải chủ động, tích cực tạo lập, hoàn thiện các khuôn khổ hợp tác, gắn kết chặt chẽ quan hệ chính trị, đối ngoại với hợp tác kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục và khoa học - công nghệ.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 89).

a. Tư liệu trên khẳng định chính sách đối ngoại của Việt Nam với các đối tác.

b. Hợp tác về kinh tế, quốc phòng, an ninh là trụ cột của đối ngoại Việt Nam.

c. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã đảm báo tính toàn diện và chặt chẽ.

d. Với các láng giềng, Việt Nam nâng tầm thành đổi tác chiến lược toàn diện.

Create a free account and access millions of resources

Create resources
Host any resource
Get auto-graded reports
or continue with
Microsoft
Apple
Others
By signing up, you agree to our Terms of Service & Privacy Policy
Already have an account?